MỰC
---o0o---
Mực nang
Mực nang có
một lớp vỏ bên lớn, con ngươi hình chữ W, tám vòi và 2 xúc tu có các miệng hút
có răng cưa để giữ chặt con mồi của chúng. Mực nang có kích thước từ 15 cm đến
25 cm, Với loài lớn nhất, Sepia apama, có áo đạt chiều dài 50 cm và nặng hơn
10,5 kg.
Mực nang ăn
động vật thân mềm nhỏ, cua, tôm, cá, bạch tuộc, giun và mực nang khác. Động vật
ăn thịt mực nang bao gồm cá heo, cá mập, cá, hải cẩu, chim biển và mực nang
khác. Tuổi thọ của chúng là khoảng 1-2 năm. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra
rằng mực nang là một trong những động vật không xương sống thông minh nhất. Mực
nang cũng có tỷ lệ kích thước não so với cơ thể thuộc dạng lớn nhất trong số
tất cả các động vật không xương sống.
Mực ống
Mực ống có phần thân và phần đầu rõ ràng. Thân cân xứng hai phía, có da
và có 8 tay và một cặp xúc tu. Mực ống có chứa hợp chất mực màu đen trong cơ
thể, khi gặp nguy hiểm, mực phun ra tạo màn đen dày đặc, qua đó lẫn trốn khỏi
nguy cơ đe dọa.
Mực khổng lồ
Mực khổng lồ (Architeuthis), còn được gọi bằng mực ma có thể bao gồm tám
loài, được công nhận là có chiều dài lên tới 13 mét (giống cái) hoặc 10 mét
(giống đực) thường sống ở vùng đại dương sâu ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái
Bình Dương từ bờ biển Mexico qua quần đảo Hawaii (Mỹ) tới quần đảo Ogasawara
(Nhật Bản). Nó có tám xúc tu ngắn và hai xúc tu dài với kích cỡ tối đa là 13 m
(con cái) và 10 m (con đực).
Mực “chú lùn”
Khi nhắc đến mực ống, mọi người
thường tưởng tượng đến loài con vật to lớn và đáng ghê sợ, một quái vật biển
sống. Ít ai biết rằng mực ống cũng có loài siêu nhỏ, có tên Idiosepius
notoides. Nó chỉ dài 2,4cm và sống giữa các ngọn rong biển.
Mực gai trong
Loài mực này là nổi
bật bởi cơ thể trong suốt, một “áo khoác tàng hình” hoàn hảo cho cuộc sống dưới
biển vốn nhiều nguy hiểm. Khi bị tấn công, nó có thể cuộn tròn người lại, hoặc
phồng người lên để biến thành một quả cầu gai, không thể nuốt trôi.
Mực ống Octopoteuthis deletron.
Nhìn thoạt qua, mực
ống Octopoteuthis deletron không có gì khác so với các loài mực ống thông
thường, nhưng thực tế nó có một cơ chế phòng vệ rất đặc biệt. Khi bị tấn công,
thay vì bỏ chạy, loài này tự cắt 1 xúc tu và dùng để tấn công lại kẻ thù, trong
khi con mực thì bỏ trốn.
Mực “công”
Mực này nổi tiếng bởi
sự thông minh và khả năng ngụy trang siêu đẳng. Tuy nhiên, nó lại là loài có
khả năng bơi tệ hại nhất. Thực tế, loài này sử dụng 2 xúc tu như đôi chân trước
và 2 mảng cơ của da làm chân sau“đi bộ” dưới đáy biển.
Mực ống “tay dài”
Loài mực này có hình
thù rất quái dị, khi cơ thể chúng chỉ dài 30cm, nhưng xúc tu của nó dài gấp 20
lần cơ thể chúng. Nhờ có những xúc tu này mà mực ống “tay dài” có thể bơi một
cách rất “thong dong” trong nước.
Mực hút máu
Với làn da đỏ, có vân,
một đôi mắt giả ở đỉnh đầu, gai ở xúc tu, loài này xứng đáng với tên gọi “mực hút máu từ địa ngục”. Nó sống ở vùng
nước lặng, ít oxy, có điều kiện sống khắc nghiệt.
Mực "mắt lác"
Loài mực Histioteuthidae
đặc biệt ở chỗ mắt ở mỗi bên cơ thể nó là khác nhau. Mắt bên trái to gấp 2 lần
mắt bên phải, và nó đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, dùng để nhìn trong vùng
nước sáng, xanh. Mắt phải nhìn ở những nơi không có ánh sáng.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét