Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

LÀNG NGHỀ VIỆT NAM (3)



LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
3 – LÀNG LÂM XUÂN – CHIẾU CÓI
---o0o---

Làng Lâm Xuân (ngày trước thuộc đất Địa Lý, Minh Linh, nay thuộc xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) là một làng cổ ở Quảng Trị , được "Ô Châu cận lục", "Phủ biên tạp lục" đề cập đến là nổi tiếng với nghề dệt chiếu. Làng được hình thành từ khoảng năm 1558, khi Nguyễn Hoàng tránh nạn Trịnh Kiểm. Trong chiến tranh Việt Nam , Lâm Xuân từng là một chiến trường ác liệt. Vị trí địa lý

Làng Lâm Xuân: Phía Bắc giáp thôn Nhĩ Hà, xã Gio Thành, phía tây bắc giáp thôn Tân Minh, xã Gio Thành. Phía đông giáp thôn Hoàng Hà, xã Gio Việt. Phía nam giáp thôn Mai Xá, xã Gio Mai.. Phía tây là vùng cát giáp xã Gio Quang.

Lịch sử

Trong chiến tranh Việt Nam, nơi đây từng là chiến trường của nhiều trận đánh ác liệt tại Quảng Trị, tiêu biểu là một trận đánh diễn ra vào ngày 29 tháng 3 năm 1968, Sư đoàn 320 (mang biệt hiệu "Sông Dinh") giao tranh với với 5 tiểu đoàn của đối phương, có máy bay, trọng pháo và xe tăng yểm trợ. Mặc dù quân số đông hơn nhiều lần nhưng do kỹ thuật tác chiến kém nên sư đoàn 320 bị truy sát, họ phải dùng đến một trung đội để thay chân, tử thủ nhằm kìm hãm bước tiến quân địch. (Sau đó đơn vị này đã được tặng danh hiệu "Đại đội gang thép").
- Những địa danh như: Cồn Chùa, Lòi Đông... chứng kiến rất nhiều trận đánh ác liệt Quân lực Việt Nam Cộng hòa, bên kia là Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Sau hòa bình lập lại, nhiều gia đình đến đây tìm kiếm lính mất tích.

Kinh tế - Văn hóa

Nền kinh tế chủ yếu ở đây là độc canh cây lúa. Năm 1997, nhờ có thuỷ lợi từ hồ Trúc Kinh cây lúa nước đã phát triển mạnh, nâng cao đời sống của người dân, do vị trí không thuận lợi cho thương nghiệp nên buôn bán ít phát triển.
Làng Lâm Xuân nổi tiếng Việt Nam với nghề dệt chiếu cói. Người dân ở đây có truyền thống làm chiếu, với đặc thù là một làng nghề, đất chật người đông, từ xa xưa người dân Lâm Xuân đã tìm đến nghề dệt chiếu làm kế mưu sinh nhờ tận dụng những vùng nguyên liệu có sẵn quanh làng. Tuy nhiên hiện nay đã mai một dần do con sông Cánh Hòm đã bị ngăn mặn, khiến cho cây cói - một nguyên liệu quan trọng để làm chiếu không còn cộng với đó là sự xâm nhập ồ ạt của chiếu Trung Quốc, Thái Lan tràn vào thị trường với mẫu mã bắt mắt đã đẩy làng chiếu Lâm Xuân đến nguy cơ biến mất.
Chiếu Lâm Xuân có ưu điểm là nằm mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, không nóng như chiếu nhựa, nylon của Trung Quốc hay Thái Lan. Nguyên liệu chính là cây cói được khai thác từ các cánh đồng cói quanh làng. Nguyên liệu thứ hai là cây đay– dùng để tạo các đường sân của chiếu, được khai thác từ vùng rừng núi miền tây Gio Linh. Khuôn dệt cũng hết sức thô sơ và đơn giản. Chất liệu toàn bằng tre gỗ.
Quy trình sản xuất thủ công, tận dụng được mọi thời gian, mọi lứa tuổi trong gia đình tham gia. Ngày trước cả làng có hơn 100 khung dệt, với trên 2/3 số hộ làm nghề, hằng ngày sản xuất ra hơn 300 chiếc chiếu các khổ cung cấp cho cả vùng.
Hiện tại trước cơn lốc thị trưòng và sự cạn kiệt về nguyên liệu nghề chiếu Lâm Xuân không còn phát triển như xưa, trong làng chỉ còn đôi ba hộ theo nghề và chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp chứ không trở thành sản phẩm hàng hóa. Tìm hướng đi thích hợp cho nghề để khôi phục phát triển, củng cố mở rộng sản xuất là một đòi hỏi thiết thực được đặt ra cho chính quyền và nhân dân địa phương trong nền kinh tế hàng hóa hôm nay.
Nghề chiếu của làng Lâm Xuân là một trong các làng nghề nổi tiếng Việt Nam.

Địa danh nổi tiếng trong làng

- Cồn Chùa
- Giếng Tô là một giếng cổ, nước giếng vừa ngọt, lại có mùi thơm kỳ lạ. Thời kỳ chiến tranh và sau này, chỉ một giếng này thôi đã cung cấp đủ nước cho cả người dân xã Gio Mai, Về sau, các hộ gia đình đều có giếng riêng, giếng Tô trở thành dĩ vãng, ít người dùng đến.
Năm 1992, giáo sư Trần Quốc Vượng đã trực tiếp đến khảo sát nước giếng, ông khuyên người dân nên tu bổ, tái tạo dể dùng.
Năm 2009, giếng Tô đã được tôn tạo, nhưng chủ yếu để làm đẹp, chứ không còn phục vụ dân sinh.

Dòng tộc, người nổi tiếng

Làng Lâm Xuân có 6 họ chính: Họ Tạ, họ Nguyễn Văn, họ Nguyễn Tài, họ Nguyễn Chính, họ Phan, và họ Võ. Sau có nhiều họ khác đến cư ngụ: họ Trần, họ Thân, họ Ngô, họ Lê, họ Hồ...
Tạ Nghi Lễ - nhà thơ, nhà báo, diễn viên
---ooo0ooo---


Không có nhận xét nào: