TRANH SƠN MÀI
Sưu tầm
---o0o---
Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. Đây là sự tìm tòi và phát
triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam
thành kỹ thuật sơn mài. Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài (lacquer)
thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Kỹ thuật
mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam.
Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn
then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp,
vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt
Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các
vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài
vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực
sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh
sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi
đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh.
Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời":
muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn
nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình.
Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu
nhiên nên nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước một hiệu
quả đạt được sau khi mài tranh.
Các họa sĩ nổi tiếng với tranh sơn mài :
Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Trần Đình Tho, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩn và nghệ nhân Đinh Văn Thành.
Tranh sơn mài của họa
sĩ Nguyễn Gia Trí :
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét