Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

ĐÀN MÔI



NHẠC CỤ CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM (3)
Sưu tầm
---o0o---
3. Đàn môi
Đàn môi là từ tiếng Việt để chỉ một loại nhạc cụ dân tộc làm bằng tre, phổ biến hầu hết trong các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau.
Gọi đàn môi là do thói quen gọi lâu ngày ở Việt Nam. Thật ra nhạc cụ chưa hẳn là đàn, bởi vì các nhà nghiên cứu phân tích nó theo nhiều cách khác nhau. Có người cho rằng đàn môi là nhạc cụ dây vì có lưỡi là dây rung, khoang miệng là bộ phận tăng âm. Người khác bảo đàn môi là nhạc cụ hơi vì chiếc lưỡi làm nhiệm vụ lưỡi gà như trong khèn. Quan điểm thứ 3 cho rằng nó là nhạc cụ tự thân vang, nguồn âm thanh xuất phát từ chiếc lưỡi rung toàn thân.
Nếu chấp nhận đàn môi là nhạc cụ dây thì ta có quyền gọi nó là đàn.
Đàn môi Việt Nam thường làm bằng 1 miếng đồng dát mỏng hay mảnh tre vót mỏng tạo dáng chiếc lá tre. Người ta cắt một chiếc lưỡi dài theo chiều thân đàn, phần đầu lưỡi rời ra chỉ còn phần gốc dính vào thân đàn. Chiếc lưỡi này là bộ phận rung của nhạc cụ. Phần cuối thân đàn có buộc 1 sợi dây hay có 1 tay cầm. Khi thổi người ta giữ sợi dây hay tay cầm bằng tay trái, đặt đàn cách đôi môi một chút, đủ để không chạm vào răng. Ngón cái của tay phải bật vào đầu đàn khiến lưỡi rung lên, chuyển chấn động đến khoang miệng và vang lên trong khoang miệng. Khi thay đổi khẩu hình âm thanh sẽ phát ra khác nhau, tuy nhiên số lượng âm không nhiều, cao độ không chuẩn, hơi nhòe và nghe nhỏ.
Đàn môi được dùng trong sinh hoạt giao duyên tỏ tình của người dân tộc thiểu số ( người H’Mông), nam hay nữ sử dụng đều được. Họ đánh những bài tình ca mà ai cũng thuộc nên người nghe ngầm hiểu ý của người sử dụng nhạc cụ.
Trên thế giới nhiều nước cũng có đàn môi với tên gọi khác và chất liệu làm đàn cũng khác so với loại đàn môi ở Việt Nam, một ví dụ là Jew’s harp, phổ biến ở Châu Âu,
---o0o---

Video : Độc Tấu "Đàn Môi"



---ooo0ooo---






 




Không có nhận xét nào: