NHẠC CỤ TÂY PHƯƠNG
Sưu tầm
---o0o---
5 – Hạc cầm
Hạc cầm hay còn được gọi bằng nhiều tên
khác như đàn Harp, đàn Harpe, đàn hạc là một nhạc cụ thuộc bộ dây có số dây rất lớn tương đương
piano và từng thông dụng ở châu Phi, châu Âu, châu Mỹ, châu Á và là một trong
những dụng cụ âm nhạc có nguồn gốc lâu đời nhất trên thế giới. Đàn hạc trong
một số nền văn hóa được xem là tương trưng cho âm nhạc.
Nguyên thủy của hạc cầm được cho là bắt nguồn từ ý tưởng của cây cung.
Trong thời cổ, chiếc hạc cầm được phản ánh trong các nền văn hóa, là loại nhạc
cụ gắn liền với những câu chuyện thần tiên, thường thấy nhất là hình ảnh những
thiên thần cầm đàn hạc và hát múa kết hợp với khung cảnh tráng lệ của cung
điện, đền đài, nơi mà các vị vua chúa, giới quý tộc thời cổ đại thường tụ tập,
vui chơi ca hát.
Đàn hạc là đàn gảy. Đàn hạc thường xuất hiện trong dàn nhạc giao hưởng
hoặc đệm cho hát trong nhạc thính phòng. Giá đàn hạc rất đắt. Để chế tác được một
cây đàn hạc đòi hỏi rất nhiều công phu mới chế tác được. Theo Thần thoại Hy Lạp,
đàn hạc được tạo ra khi dùng ruột bò tạo thành dây trên khung gỗ.
Hạc cầm có nhiều kiểu, nhiều cỡ và nặng nhẹ khác nhau, nhưng có 3 thể
loại chính: loại hộp, loại uốn cong và loại dây. Hạc cầm cao từ 60 cm tới 1m80,
có 22 tới 47 sợi dây đàn. Kiểu nhỏ thì bạn có thể đặt trên đùi trong khi chơi,
còn kiểu lớn phải đặt dưới đất. Dây đờn của hạc cầm được làm riêng biệt bằng
dây gân, kẽm, nylon hay trộn lẫn với nhau.
Tiếng Hạc cầm giống với tiếng guitar, nhưng âm sắc của giai điệu đa dạng
và mềm mại hơn. Các nghệ sĩ thường kết hợp hạc cầm với sáo. Để học được, ngoài
năng khiếu âm nhạc và lòng say mê, còn cần phải có người dài (thân cao), cánh
tay dài, ngón tay khỏe, thịt tay chắc (dùng thịt đầu ngón tay để bấm, không
phải dùng móng như guitar).
---o0o---
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét