Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

ĐỘNG VẬT CÓ LƠP DA ĐẶC BIỆT (1/2)



10 LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ LỚP DA ĐẶC BIỆT (1/2)
---o0o---

1. Sên biển có khả năng quang hợp qua da

10 loài động vật có lớp da vô cùng đặc biệt

Sên biển xanh lá cây là loại động vật đặc biệt, nó chỉ ăn tảo và có cơ thể giống như một chiếc lá. Sau khi ăn một vài bữa, chúng chuyển thành màu xanh và bắt đầu có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời, giống như khả năng quang hợp để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Đó là động vật duy nhất trên Trái Đất có khả năng quang hợp.
Sên biển làm được điều này là nhờ hấp thụ chất diệp lục trong tảo và chuyển chúng vào da của mình. Chất diệp lục này sau một thời gian sẽ mất đi, và chúng chỉ việc nạp lại bằng cách ăn tảo. Các nhà khoa học cho rằng loài sên đặc biệt này có khả năng thay đổi cấu trúc ADN để kết hợp ADN của tảo vào cấu trúc ADN của cơ thể chúng. Sau khi đã nạp đủ lượng tảo cần thiết và bắt đầu thực hiện quá trình quang hợp, chúng không cần ăn uống mà chỉ cần hấp thụ ánh sáng mặt trời, trong lúc đó chúng cũng không tạo ra chất thải.

2.  Tắc kè hoa và khả năng ngụy trang

10 loài động vật có lớp da vô cùng đặc biệt


Cũng giống với mực và bạch tuộc, tắc kè hoa có khả năng thay đổi màu sắc da để ngụy trang. Tuy nhiên chúng còn dùng khả năng này để điều chỉnh nhiệt độ và giao tiếp với nhau. Điều đặc biệt nữa của tắc kè hoa đó là chúng ngụy trang tùy thuộc vào kẻ thù của mình.
Khi có kẻ thù tới gần, chúng không thay đổi màu sắc để ngụy trang một cách giống nhau. Ví dụ như nếu gặp một con chim săn mồi, chúng sẽ chuyển màu hòa vào môi trường xung quanh, tuy nhiên đối với một số loài khác chúng lại chuyển thành màu sắc sặc sỡ. Bằng cách nào đó, tắc kè hoa biết rõ kẻ địch của mình, đây là lần đầu tiên một con vật được chứng minh là sử dụng các loại khác nhau của ngụy trang tùy thuộc vào từng loại kẻ thù khác nhau.

3. Ếch Bornean thở qua da

Loài ếch đặc biệt này không có phổi, chúng cũng không có mang, tất cả hoạt động hô hấp của chúng được thực hiện qua lớp da đặc biệt. Mặc dù việc thở qua da không phải biện pháp tốt nhất, tuy nhiên loài ếch này có tỉ lệ trao đổi chất thấp, cũng có nghĩa chúng không cần nhiều oxy. Bên cạnh đó chúng sống trong những vùng nước lạnh giá, nước lạnh giúp giữ oxy lâu hơn.
Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được nguyên nhân tại sao loài ếch này lại không có phổi, có nhiều suy đoán do thích nghi với điều kiện sống ở những vùng nước chay xiết. Việc mang theo một túi khí trong cơ thể (phổi) ở những vùng nước chảy xiết có thể khiến chúng bị cuốn trôi đi. Môi trường ô nhiễm đang khiến loài ếch này khó tồn tại, tuy nhiên có một tin tốt là chúng không thể bị ung thư phổi.

4. Sọc của ngựa vằn dùng để đánh lạc hướng


Có nhiều giả thuyết về tác dụng của những sọc đen trắng trên da của ngựa vằn, nhiều nhà khoa học cho rằng chúng khiến kẻ săn mồi khó xác định được một cá thể trong cả một đàn. Nghiên cứu quân sự lại cho thấy, khó có thể đánh giá tốc độ của mục tiêu với sự tương phản cao màu sắc, điều này cũng từng được áp dụng trong ngụy trang quân sự, áp dụng trên các tàu chiến trong Thế chiến I.
Mỗi một con ngựa vằn có các sọc đặc trưng khác nhau cũng giúp chúng nhận ra nhau. Bên cạnh đó màu sắc tương phản còn giúp chúng tránh được các loài côn trùng. Do ánh sáng bị phân cực khi gặp sọc đen, trong khi sọc trắng lại khử sự phân cực án sáng khiến các loài côn trùng bị rối loạn bởi sự luân phiên của ánh sáng phân cực.

5. Da hươu cao cổ giống như máy điều hòa không khí

Loài hươu cao cổ thường sống ở các hoang mạc Châu Phi, nơi mà thời tiết nóng và khô rất khắc nghiệt. Trong khi sử tử có thể ngủ dưới bóng râm, voi tự bảo vệ bằng bùn còn hà mã ngâm mình trong nước, hươu cao cổ không thể làm giống như thế do kích thước quá cao của chúng. Do đó mà lớp da của chúng phải có khả năng điều tiết nhiệt độ đặc biệt, giống như một hệ thống điều hòa không khí.
Da của hươu cao cổ không đổ mồ hôi, thật ra là chúng có thể đổ mồ hôi, nhưng để giữ nước chúng không làm như vậy. Chúng làm tăng nhiệt độ của cơ thể lên trên nhiệt độ môi trường xung quanh từ 5 – 10 độ khiến cơ thể chúng không bị đổ mồ hôi. Tuy nhiệt điều này làm cho nhiệt độ cơ thể của chúng tăng lên quá cao.
Để có thể cân bằng lại, da của chúng có những đốm sẫm, các nhà khoa học đã tìm hiểu ra rằng các đốm sẫm này giống như một cửa sổ thoát nhiệt. Dưới những đốm sẫm này là hệ thống mạch máu phức tạp với các mạch máu lớn ở viền, chúng có thể xác định được những cơn gió mát hoặc đợi đến lúc nhiệt độ môi trường thấp đi để tự làm mát cơ thể. Hươu cao cổ cũng có nhiều da hơn so với những con vật cùng trọng lượng, do đó chúng có thể làm mát tốt hơn.
---ooo0ooo---









Không có nhận xét nào: