Kỳ quan
Potala của người Tây Tạng (1/3)
---o0o---
Cung điện khổng lồ Potala xứng đáng được coi là một kỳ quan không chỉ
của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại.
Nằm ở trái tim của
thành phố Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cung điện Potala được coi là viện bảo tàng
sống động nhất cho văn hóa Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các
đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.
Đứng bất kỳ hướng nào
ở Lhasa, du khách cũng có thể thấy được quần thể lâu đài tráng lệ, nguy nga
này.
Potala tọa lạc trên
đồi Marpori cao 91m so với mặt bằng thành phố. Đây là ngọn đồi được tin là
tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara), là 1 trong 3 ngọn đồi
thiêng của thủ đô Lhasa.
Tổng thể cung điện
Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc -
Nam
là 270m. Công trình gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1.000 căn phòng nhỏ.
Vật liệu xây dựng cung
điện là gỗ, đá, và bùn. Tường của cung điện dày từ 1m trở lên, có chỗ dày đến
5m, dùng những hòn đá to để khảm vào. Nằm ở độ cao trung bình 3.600m so với mặt
nước biển, Potala là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới.
Cung điện Potala gồm 3
khu vực chính: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi – gồm
Hồng Cung và Bạch Cung, và khu hồ phía sau núi.
Khu cung thành có 3
cửa Đông, Nam, Tây và 2 vọng gác, là nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ cung
như viện in kinh, nơi ở của các quan viên, tăng ni và có cả nhà giam, chuồng
ngựa.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét