Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

HÁT TRỐNG QUÂN



HÁT TRỐNG QUÂN
----o0o---
Hát Trống Quân là hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du của Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra.
Tục truyền, hát Trống Quân xuất hiện vào đời nhà Trần, thời kháng chiến chống quân Nguyên, binh sĩ khi giải trí ngồi thành hai hàng đối nhau, một bên là "Hát xướng", một bên là "Hát đáp", khi hát gõ vào tang trống để làm nhịp.
Hát trống quân ở mỗi địa phương có chút ít khác nhau về làn điệu, cách thức, thời điểm hát nhưng có đặc điểm chung là cách thức hát xướng giống nhau, làn điệu gần giống nhau và sử dụng một loại trống để đánh nhịp khi hát và đoạn "Lưu không" giữa những câu đối đáp.
Hát Trống Quân phổ biến ở Bắc Bộ thường được tổ chức vào những tuần trăng tháng bảy, tháng tám âm lịch ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với trai hoặc gái trong làng hoặc giữa họ với nhau vào buổi tối, lúc nghỉ việc. Hát Trống Quân thường được tổ chức ngoài sân nhà hoặc ở bãi cỏ rộng, ở gần đình làng, giữa một bên là nam và một bên là nữ.
---o0o---

VTV Ghi hình một điệu hát Trống quân

Trống quân Kinh Bắc: "Lấy chồng thợ mộc"

Trống Quân - Giao Duyên

---o0o---

---ooo0ooo---


Không có nhận xét nào: