ĐỘNG VẬT KỲ QUÁI DƯỚI ĐÁY BIỄN
(2/2)
---o0o---
Các loài động vật thân mềm, đặc biệt
những loài sống dưới đáy biển sâu là những loài có hình thù đa dạng, kỳ quái
đến khó tin.
Mực “công”. Mực này nổi tiếng bởi sự thông minh và khả năng ngụy trang siêu đẳng.
Tuy nhiên, nó lại là loài có khả năng bơi tệ hại nhất. Thực tế, loài này sử
dụng 2 xúc tu như đôi chân trước và 2 mảng cơ của da làm chân sau“đi bộ” dưới
đáy biển.
Ốc anh vũ giấy. Loài này có vỏ trông như tờ giấy, mỏng. Con cái mang theo cái vỏ để
đựng trứng và con con. Ốc anh vũ đực, chỉ bằng 1/20 ốc anh vũ cái, chỉ sống đến
khi cắt bỏ một xúc tu đầy tinh trùng vào trong người ốc cái.
Mực ống “tay dài”. Loài mực này có hình thù rất quái dị, khi cơ thể chúng chỉ dài 30cm,
nhưng xúc tu của nó dài gấp 20 lần cơ thể chúng. Nhờ có những xúc tu này mà mực
ống “tay dài” có thể bơi một cách rất “thong dong” trong nước.
Mực hút máu. Với làn da đỏ, có vân, một đôi mắt giả ở đỉnh đầu, gai ở xúc tu, loài
này xứng đáng với tên gọi “mực hút máu từ
địa ngục”. Nó sống ở vùng nước lặng, ít oxy, có điều kiện sống khắc
nghiệt.
Mực "mắt lác". Loài mực Histioteuthidae đặc biệt ở chỗ mắt ở mỗi bên cơ thể nó là khác
nhau. Mắt bên trái to gấp 2 lần mắt bên phải, và nó đặc biệt nhạy cảm với ánh
sáng, dùng để nhìn trong vùng nước sáng, xanh. Mắt phải nhìn ở những nơi không
có ánh sáng.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét