Kỳ quan
Potala của người Tây Tạng (3/3)
---o0o---
Trên những vách tường
của các căn phòng đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ. Trong ảnh là
căn phòng dành cho các đời Đạt Lai Lạt Ma sinh sống.
Trên nóc lâu đài có 8
tháp bọc vàng biểu tượng cho mỗi đời Đạt Lai Lạt Ma – lãnh tụ tinh thần của
người Tây Tạng.
Có tháp phải dùng đến
9 vạn lượng vàng.
Trong cung điện bài
trí hàng nghìn bức tượng to nhỏ – đúc bằng vàng, bạc, đồng... tạo hình rất sinh
động. Trong ảnh là tượng Đức Phật Thích Ca bằng vàng ròng (trái) và Đạt Lai Lạt
Ma thứ 5 Losang Gyatso bằng bạc (phải), được tạc từ thế kỷ 17.
Trong cung điện Potala
còn lưu giữ những Mandala (đàn tràng) bằng đồng được đúc vô cùng tinh xảo cách
đây hàng trăm năm. Trong ảnh là một Mandala được điêu khắc trên 170 bức tượng.
Ven tường bao ngoài
dưới chân cung điện là Kora, một con đường với hàng trăm chiếc kinh luân (bánh
xe Phật pháp) màu đồng in nổi câu kinh Om Mani
Padme Hum xếp dọc theo tường. Những đoàn người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân
xoay theo chiều kim đồng hồ.
Mỗi năm, các tín đồ
Phật giáo Tây Tạng đi bộ quanh cung điện Potala ít nhất một lần. Họ phải đi
theo chiều kim đồng hồ để lúc nào Thánh điện Potala cũng ở bên tay phải họ, vì
đây là phía tốt và may mắn nhất.
Bất chấp sự phát triển
của thành phố Lhasa trong những thập niên gần đây, cung điện Potala vẫn nổi bật
giữa cảnh quan thành phố với dáng vẻ cổ kính và uy nghiêm của mình.
Ngày nay cung điện
Potala đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới, thu hút một lượng lớn
khách du lịch quốc tế đến tham quan mỗi năm. Công trình này xứng đáng được coi
là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét