BƯỚC VÀO CỬA PHẬT
Hoằng Hữu NGUYỄN VĂN PHÚ
20. THẬP NHỊ
NHÂN DUYÊN
1. Trong đạo Phật, có một thuyết rất quan trọng, đó là thuyết duyên khởi. Thuyết này là một trong các tư tưởng cơ bản của Phật
pháp. Thế nào là duyên khởi? Tự điển Phật học Việt Nam (Thích Minh Châu &
Minh Chi) cho biết: “Mọi sụ vật, mọi hiện tượng trên thế giới và xã hội đều
hình thành và phát triển do những điều kiện nhất định mà Phật giáo gọi là nhân
duyên ... Thuyết duyên khởi giải thích sự tương quan, tương liên của tất cả mọi
hiện tượng tâm lý và vật lý. Theo thuyết duyên khởi, mọi hiện tượng đều không
có bản thể độc lập (vô ngã), mà chỉ là sự tổng hợp của nhiều yếu tố (nhân
duyên) tương quan và tương liên với nhau, luôn luôn biến động (vô thường) từ
trạng thái này sang trạng thái khác.
Bốn mệnh đề sau đây thâu tóm nội dung thuyết duyên khởi:
1/ Cái này có
thì cái kia có.
2/ Cái này
sinh thì cái kia sinh.
3/ Cái này
không thì cái kia không.
4/ Cái này
diệt thì cái kia diệt.
Theo thuyết duyên khởi thì không có thần
ý luận (cho rằng mọi việc xẩy ra là do ý muốn của thần linh) và ngẫu nhiên luận (cho rằng mọi việc xẩy
ra là do ngẫu nhiên, tình cờ)”.
2. Tự điển Phật học (Chân
Nguyên & Nguyễn Tường Bách) ghi trong mục Mười hai nhân duyên như sau: “Hán Việt: Thập nhị nhân duyên; Sanskrit: pratìtya-samutpàda;
Pali: paticca-samuppàda. Nguyên nghĩa
là duyên khởi, nhân duyên sinh; nhưng
vì luật nhân duyên này bao gồm mười hai nhân duyên (điều kiện, sanskrit: nidàna) nên gọi là mười hai nhân duyên.
Nguyên lý 12 nhân duyên và giáo pháp vô ngã làm rường cột cho tất cả các tông
phái Phật giáo”.
Thế nào là thập nhị nhân duyên ?
Đó là mười hai thứ kể nối tiếp nhau theo
thứ tự như sau đây (cái trước có thì cái sau có, cái trước diệt thì cái sau
diệt):
Sơ đồ 1
Vô minh là mê mờ, không tin nhân quả, nghiệp báo, tứ diệu đế,
không tin Tam Bảo..., không tỏ ngộ chân tâm, không thấy được thực tướng của vạn
pháp.
Hành là hành động, tạo tác (trong Phật học, chữ hành còn
nhiều nghĩa khác).
Thức là thần thức, phần vô hình thọ quả báo, do nghiệp lực
dẫn dắt đi tái sanh.
Danh sắc là phần tinh thần (danh) và vật chất (sắc) của con
người.
Lục nhập nghĩa là 6 chỗ vào.
Thân thể có 6 căn, ứng với 6 trần. Sáu căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân, ý. Sáu trần tương ứng với sáu căn ấy là: sắc, thanh, hương, vị, xúc,
pháp.
Xúc là tiếp xúc, thí dụ mắt tiếp xúc với hình và màu, mũi
tiếp xúc với mùi...
Thọ là lãnh. Vì căn
tiếp xúc với trần nên người ta thọ lãnh vui, buồn, sướng, khổ...
Ái là yêu, ưa, thích. Vui thì sinh lòng tham, muốn chiếm
đoạt. Buồn thì sinh rầu rĩ, khổ sở, sân
hận... Con người tạo ra nghiệp là do chỗ này.
Thủ là giữ lấy, tìm cầu, do đó hành động, và gây nghiệp.
Hữu là hiện hữu, sinh tồn.
Sanh là sanh ra.
Lão tử là già rồi chết.
Thuyết thập nhị nhân duyên dùng để
phân tích cơ chế sinh tử luân hồi của chúng sinh, trong đó có loài người.
3. Lý luận theo nhân quả thì nói:
Có nhân là vô minh nên gây ra quả là hành (khi có vô minh thì có hành; hay nói ngắn hơn
theo lý duyên khởi: vô minh duyên hành).
Có nhân là hành nên gây ra quả là thức (hành duyên thức).
Có nhân là thức nên gây ra quả là lục nhập (thức duyên lục nhập)...v.v...
Có nhân là sanh nên có lão rồi có tử (sanh duyên lão tử)
♦ Nếu diệt được vô minh thì hành mất (khi vô minh diệt thì hành diệt).
Diệt hành thì thức mất ... v.v...
Diệt sanh thì lão tử mất.
♦ Hỏi: Cái gì là nhân của lão tử? Đáp: Sanh.
Cái gì là nhân của sanh? Đáp: Hữu
(hiện hữu, tồn tại)... v v..
Cái gì là nhân của hành? Đáp: Vô
minh
Vậy có một kết luận hết sức quan
trọng là: muốn khỏi cảnh sinh lão bệnh tử thì hãy diệt vô minh (cụ thể hơn,
dễ hơn là: hãy diệt ái, thủ, hữu trước). Điều này làm rõ đế thứ nhì của Tứ đế:
đế này nói về nguồn gốc của khổ (tập đế).
4. Trong 12 nhân duyên, nếu xét về
thời gian, thì có hai nhóm làm nhân và hai nhóm làm quả.
Một nhóm nhân quá khứ gồm vô
minh và hành.
Một nhóm nhân hiện tại gồm ái,
thủ và hữu.
Một nhóm quả hiện tại gồm
thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ.
Một nhóm quả vị lai gồm có
sanh và lão tử.
1/ vô minh 7/ thọ : quả hiện tại.
2/ hành : nhân
quá khứ. 8/ ái
3/ thức 9/ thủ
4/ danh sắc 10/ hữu : nhân hiện tại.
5/ lục nhập 11/ sanh
6/ xúc 12/ lão tử
: quả vị lai
Sơ đồ 2
Nhân quả, quả nhân, cứ thế mãi.
Đó là vòng sinh tử luân hồi. Khi
mà trí huệ vén được màn vô minh lên, chứng nghiệm Niết-bàn thì tiến trình sinh
tử chấm dứt. Lúc ấy, người tu hành đạt
được mục tiêu.
5. TÓM TẮT.
1/ vô minh (u mê, nhận định
sai lầm)
→ 2/ hành (hành động thân khẩu ý, gây ra nghiệp)
→ 3/ thức (bào thai mang cái nghiệp)
→ 4/ danh sắc (có thân và tâm, lớn dần)
→ 5/ lục nhập (sáu quan năng thành hình và phát triển)
→ 6/ xúc [trẻ sơ sinh với xúc giác mạnh (1 – 3 tuổi)]
→ 7/ thọ [có tri giác (3 – 5 tuổi)]
→ 8/ ái [lớn lên, có yêu thích (6 – 14 tuổi)]
→ 9/ thủ [chấp thủ, ham muốn (15 – 20 tuổi)]
→ 10/ hữu (thực hiện ý muốn chiếm
đoạt để sống, gây nghiệp)
→ 11/ sanh (vì gây nghiệp nên phải luân hồi )
→ 12/ lão tử (có sanh thì có già
rồi chết).
Ghi chú. Theo Từ điển Phật học
của Chân Nguyên & Nguyễn Tường Bách:“Nếu thuyết vô ngã chỉ rõ thế giới và con người do các yếu tố giả hợp
kết thành với nhau, thực chất là trống
rỗng, thì thuyết 12 nhân duyên có
tính chất tổng hợp các yếu tố đó, chỉ ra rằng mọi hiện tượng thân tâm đều bắt
nguồn từ những hiện tượng khác”.
Tiểu thừa cho rằng thuyết 12 nhân duyên đã giải thích nguyên nhân cái
khổ và tất cả mọi pháp hữu vi đều có nguyên nhân và điều kiện mới sinh ra nên
chúng vô ngã, không có một tự tính nào. Như thế thuyết 12 nhân duyên nhằm dẫn
đến quan điểm vô ngã.
Trong Đại thừa, 12 nhân duyên được sử dụng để chứng minh sự không thật
của sự vật và đặc biệt trong Trung quán tông, 12 nhân duyên được định nghĩa là
Không. Kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa nhấn mạnh rằng 12 nhân duyên không nên hiểu
theo thứ tự thời gian. Thuyết này nói lên sự liên hệ của vạn vật một cách tổng
quát”. Ý kiến này được lấy trong từ điển The
Shambala Dictionary of Buddhism and Zen.
6. Hành giả tu theo duyên giác thừa thì quán lý thập nhị nhân duyên để nhận định rõ cơ cấu của sinh tử luân hồi,
tu hành để diệt vô minh, để chứng ngộ thực tướng của vạn pháp. Nếu căn cơ thấp thì chưa thể diệt ngay vô
minh được, cần diệt ái thủ hữu trước đã.
Quả vị của duyên giác thừa là duyên giác; duyên giác và a-la-hán giống
nhau về đại cương nhưng kể về thần thông thì duyên giác cao hơn.
Bích-chi-phật (đồng nghĩa với độc giác) là những bậc sinh ra không nhằm
lúc Phật ra đời, tự mình tu hành diệt thập nhị nhân duyên nên giác ngộ, cũng
được gọi là duyên giác.
Sơ đồ 3
Ghi chú. Cuốn Dictionnaire
Encyclopédique du Bouddhisme của Philippe Cornu dùng những danh từ Production conditionnée, Origines
interdépendantes, Interdépendance để dịch chữ pali paticca samuppàda (= duyên khởi, duyên sinh).
Mười hai nhân duyên (les douze
nidànas) là:
1/
l’ignorance
2/ les
formations karmiques
3 / la
conscience
4/ le
nom-et-forme
5/ les six
sources des sens
6/ le contact
7 / la
sensation ou sentiment
8/ la soif ou
désir
9/ la
préhension ou attachement
10/ le devenir ou existence
11/ la
naissance ou renaissance
12/ la
vieillesse-et-mort
Tra chữ sanskrit Pratìtya samutpàda trong tự điển Shambala nói trên thì thấy các
danh từ conditioning arising,
interdependent arising, conditional nexus, causal nexus. Mười hai nhân
duyên (nidàna) là:
1/
ignorance
2/ formations
or impulses
3/
conscience
4/ name and form
5/ the six
bases
6/
contact
7/ sensation
8/
craving
9/
clinging
10/ a new
becoming
11/ birth
12/ old age
and death.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét