NHỮNG HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN KỲ LẠ (1-2)
1 – Thủy triều xanh
---o0o---
Thế giới có rất nhiều loài thực vật phù du có khả năng phát
quang sinh học. Loài có khả năng phát quang phổ biến nhất, sinh sống trên các
đại dương là tảo “dinoflagellate”, loài tảo gây ra hiện tượng thủy triều đỏ.
Tảo dinoflagellate thuộc lớp sinh vật đơn bào.
Tảo dinoflagellate nổi trên bề mặt biển và di chuyển quanh
các luồng nước, tạo ra các xung điện quanh hạt proton, ngăn không cho nước thấm
vào bên trong các vi sinh vật. Sau đó chính những xung điện này tạo ra các kênh
proton nhạy điện áp, kích hoạt hàng loạt phản ứng hóa học, trong đó có protein
luciferase – chịu trách nhiệm hình thành ánh sáng xanh neon bên trong cơ thể
loài tảo.
Trong đợt thủy triều xanh tại bãi biển Leucadia, California
vào tháng 9/2011, các nhà khoa học còn phát hiện một số loài tảo dinoflagellate
chứa độc tố nguy hiểm có hại cho sức khỏe con người, quá trình sinh sôi phát
triển của các loài cá và nhiều sinh vật biển khác.
Tảo
Dinoflagellate
Bên cạnh đó, loài tảo còn sử dụng khả năng phát quang như
một thứ vũ khí lợi hại ngăn chặn mối đe dọa từ các sinh vật khác.
2 – Nấm phát quang
Các nhà nghiên cứu cho rằng nấm cũng tỏa sáng theo phương
thức của một con đom đóm, nhờ hỗn hợp chất hóa học luxiferin và luciferase.
Luciferase là một loại enzym giúp hỗ trợ phản ứng giữa chất luciferin, ôxy và
nước để tạo ra dung dịch phát quang.
Thế nhưng, cho tới hiện tại, chưa có bằng chứng xác thực
việc xuất hiện của luciferin và luciferase trên nấm phát quang. Lý do vì sao
nấm hiện tượng phát sáng cho đến nay vẫn là điều bí ẩn chưa có lời giải thích.
Đối với loài nấm, các nhà khoa học đưa ra giải thuyết, chúng
phát quang để thu hút côn trùng giúp chúng phân tán mầm mống để hình thành cây
nấm con mới.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét