NĂM TỴ NÓI CHUYỆN RẮN
(1)
Sưu tầm
---o0o---
Rắn là động vật máu lạnh, bò sát - cùng
lớp với các loài có vảy như thằn lằn, tắc kè - nhưng không có chân.
Rắn cỏ
Tiến hóa
Sự phát sinh của loài rắn được biết rất ít do một thực tế là bộ xương rắn
rất nhỏ và dễ vỡ, khiến cho việc tạo thành hoá thạch khó xảy ra. Tuy nhiên có
sự thống nhất chung trên cơ sở hình thái học: Loài rắn tiến hoá từ tổ tiên của
loài thằn lằn. Nghiên cứu gần đây dựa trên công nghệ gen và sinh hoá xác nhận
điều này: rắn tạo ra loại nọc độc có chung một nguồn gốc với một vài họ thằn
lằn còn tồn tại.
Bộ xương rắn
Săn mồi
Tất cả các loài rắn đều ăn thịt. Chúng có thể ăn cả những con rắn khác
và những động vật có vú, động vật nhỏ như thằn lằn, chim, trứng các loài khác
hay sâu bọ. Một số loài có nọc độc để giết chết con mồi trước khi tiêu thụ. Một
số loài khác thì xiết mồi đến chết.
Rắn ăn thịt chuột
Thậm chí có những loài rắn nuốt sống cả con mồi. Hầu hết rắn khi bị nhốt
thì rất dễ cho ăn, trừ một số loại đặc biệt.
Xương hàm dưới của rắn rất linh hoạt, hai hàm của nó không gắn liền cố
định mà đa phần được nối thẳng vào sọ, cho phép chúng mở rộng miệng để nuốt trọn
con mồi dù cho con mồi có lớn hơn nhiều so với đường kính thân rắn. Thật là sai
lầm nếu nghĩ rằng mỗi khi nuốt mồi lớn rắn phải đảo hàm dưới của nó.
Sau khi ăn, rắn trở nên lười biếng và thụ động trong khi hệ tiêu hóa bắt
đầu làm việc. Lúc này, hệ tiêu hóa hoạt động rất mạnh, nhất là khi phải tiêu
thụ 1 con mồi lớn.
Rắn đuôi chuông Mêcô
Ở một số loài rắn, toàn bộ hệ thống tiêu hóa sẽ nghỉ ngơi giữa những bữa
ăn để tránh thất thoát năng lượng do rắn ăn khá ít; trong vòng 48 giờ hệ tiêu
hóa sẽ hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ con mồi. Ở loài rắn đuôi chuông Mêhicô,
năng lượng được chuyển hóa rất nhiều trong khi tiêu hóa, cơ thể chúng có thể
tăng lên đến 14 độ C so với môi trường xung quanh. Vì vậy, khi đang tiêu hóa
mồi mà bị tấn công đột ngột, rắn có thể nôn con mồi ra để đối phó với sự đe dọa
bất ngờ đó. Tuy nhiên, khi không có động tĩnh, bộ tiêu hóa của rắn hoạt động
rất hiệu quả, có thể hấp thụ mọi thứ trừ lông và móng của con mồi, chúng sẽ
chuyển 2 thứ này xuống hệ bài tiết của rắn. Thỉnh thoảng khi cố nuốt một con
mồi quá lớn rắn có thể chết. Axit trong
dạ dày rắn phần lớn không chuyển hóa được các loại thực vật thành chất dinh
dưỡng.
Loài rắn thường không cắn người, tuy nhiên có trường hợp những đứa trẻ
bị trăn khổng lồ tấn công trong rừng nhiệt đới. Ngay cả một số loài rắn vốn
được xem là hung dữ cũng rất ít khi nào cắn người nếu chúng không bị giật mình
hay bị khiêu khích, ngoài ra chúng thường lảng đi nơi khác. Phần lớn rắn không
độc hoặc độc của chúng cũng không gây chết người.
Thông thường, rắn ăn thịt những động vật gặm nhấm. Có một vài ngoại lệ
như rắn lục, chỉ ăn sâu bọ. Nói chung, rắn thường ăn một số loại thức ăn cố
định như chuột hoặc chuột hoang gerbil ( đối với rắn chúa).
Da rắn
Da rắn được phủ kín vảy. Hầu hết rắn di chuyển dựa vào lớp vảy này. Da
rắn khá nhẵn hoặc có hạt. Mi mắt rắn trong suốt và thường xuyên đóng kín, được
gọi là vảy mắt, Rắn lột da để lớn theo theo chu kỳ. Không giống những loài bò
sát khác, cách thức lột da của rắn giống như người ta tháo bỏ một chiếc bít
tất: nó cọ đầu và mũi vào những vật cứng, như đá, cho tới khi da rách và chúng
bắt đầu lột.
Bộ da vừa lột của một con rắn trong sở thú
Mục đích cơ bản của việc này là để trưởng thành; lột da cũng khiến rắn
loại bỏ ký sinh trùng. Sự tái sinh này biểu hiện cho một sự hồi phục như trong
bức tranh Rod of Asclepius (cái gậy của
Thần Y Thuật).
Ở các loài rắn thuộc chi Caenophidia, số vảy bụng và hàng vảy lưng của
nó tương ứng với số đốt xương sống; nhờ vậy các nhà khoa học không cần phẫu
thuật cũng có thể theo dõi được.
Khi rắn lột da, nếu không có đủ độ ẩm thì sẽ rất nguy hiểm, lớp da khô
không thể bị lột ra. Lớp da bám lại sẽ là nơi sản sinh ra bệnh tật và vi khuẩn.
Một phần nhỏ ở cuối đuôi rắn không hề thay đổi khi rắn lớn lên có thể thắt chặt
nó; để giải quyết vấn đề, rắn tự cắt đứt đường máu đưa tới khúc đuôi đó và từ
từ nó sẽ rụng đi.
Di chuyển
Toàn thân rắn được bao bọc một lớp vảy. Những chiếc vảy này vô cùng cứng
rắn, không lớn lên tương ứng theo sự trưởng thành của thân thể rắn. Vì vậy cứ
2-3 tháng rắn
phải thay da một lần. Những chiếc vảy này không chỉ giúp rắn bảo vệ mà còn có
chức năng như bàn chân để rắn trườn bò: khi di chuyển, thân dài và nhỏ của nó
uốn thành hình chữ S, phía
dưới thân thể theo sát bộ phận phía trên để bò lên cùng vị trí ấy. Khi bò, các
vảy trườn theo bộ phận lồi ra, rắn dùng đầu nhọn của các chiếc vảy để trèo lên
những đám cỏ hoặc đám đất gồ ghề.
Rắn bay
Một số loại rắn đặc biệt có khả năng lướt nhanh, hầu hết là thuộc chi Chrysoelea.
Chúng có khả năn phóng/bay rất xa, khoảng 13,7 mét trong không khí.
Rắn bay
Sinh sản
Rắn sinh sản bằng nhiều cách. Hầu hết rắn đều đẻ trứng, và đa số số này
cũng rời bỏ trứng của chúng sau khi đẻ; tuy nhiên, một số loài giữ trứng trong
cơ thể chúng đến khi trứng nở. Gần đây, khoa học xác định được một số loài rắn
đẻ con, giữ con của chúng trong nhau thai hoặc một thứ tương tự túi noãn; đây
được xem là một điều khác thường trong giới bò sát. Việc giữ trứng trong cơ thể
cho đến lúc nở thành con là một cách giúp rắn mẹ kiểm soát nhiệt độ cho các con
chúng và bảo vệ con khỏi những khắc nghiệt của môi trường.
Rắn đẻ trứng
Bị rắn cắn
Những cái chết do bị rắn cắn thường không phổ biến trên toàn thế giới.
Chỉ có khoảng 450 loài rắn có độc (250 trong số đó có nọc độc đủ giết người),
và so với con số 7.000 người Mỹ bị rắn cắn, số người chết so bị sét đánh còn
nhiều hơn 15 người. Nên tìm hiểu để biết thêm về cách chữa trị khi bị rắn cắn.
Rắn độc
Rắn hổ mang độc
Rắn độc sử dụng nước bọt, chất độc tiết qua những chiếc nanh trong miệng
chúng để làm tê liệt hoặc giết con mồi (ngược lại, đa số loài rắn không độc
xiết con mồi đến chết). Nọc độc rắn có thể là độc tố thần kinh hoặc độc tố máu.
Độc tố thần kinh tấn công hệ thần kinh trong khi độc tố máu tấn công hệ tuần
hoàn. Rắn độc gồm một vài họ và không có sự phân chia chính thức dùng trong
trong phân loại.
Rắn độc sử dụng độc tố máu thường có nanh tiết chất độc ở trước miệng,
giúp chúng dễ dàng tiêm thẳng chất độc vào nạn nhân. Rắn sử dụng độc tố thần
kinh, như loài rắn cây đước độc tính cao, có nanh nằm ở phía sau miệng đồng
thời nanh cong về phía sau. Điều này gây khó khăn cho rắn để sử dụng nọc cũng
như cho các nhà khoa học muốn lấy chúng.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét