Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

100 KHOA HỌC GIA (56-60)



100 KHOA HỌC GIA (56-60)
Sưu tầm
---o0o---
56 -  Max von Laue       

Max Theodor Felix von Laue (9.10.1879 – 24.4.1960) là một nhà vật lý người Đức, người đã dành giải thưởng Nobel vật lý năm 1914 nhờ công trình khám phá ra nhiễu xạ tia X gây ra bởi tinh thể. Max von Laue là người phản đối chủ nghĩa phát xít, ngoài những đóng góp quan trọng trong quang học, tinh thể học, cơ học lượng tử, siêu dẫn và thuyết tương đối, ông còn giữ một vài chức vụ hành chính trong việc phát triển và dẫn lối các nghiên cứu khoa học của Đức trong suốt bốn thập kỉ. Ông cũng là nhân vật nền tảng trong việc tái thiết và tổ chức khoa học của Đức sau Đệ nhị thế chiến.
 57  - Gustav Kirchhoff

Tập tin:Gustav Robert Kirchhoff.jpg

Gustav Robert Kirchhoff (12.3.1824 – 17.10.1887) là một nhà vật lý người Đức đã có những đóng góp cơ bản về các khái niệm trong mạch điện, phổ học, và sự phát nhiệt của vật đen. Ông đặt ra khái niệm bức xạ nhiệt vào năm 1862, hai công trình về mạch điện và bức xạ nhiệt mang tên “Định luật Kirchhoff ". Giải thưởng Bunsen-Kirchhoff cho phổ học được đặt theo tên ông và cộng sự, Robert Bunsen.
58  - Hans Bethe          

  Hans Albrecht Bethe  sinh ngày 2 tháng 7 năm 1906 tại Strasbourg, thuộc Alsace-Lorraine lúc đó còn là lãnh thổ của Ðức.   Ông theo học trường trung học ở Frankfurt trong 9 năm, từ 1915 đến 1924.  Ông học đại học Munich trong hai năm, rồi chuyển qua đại học Frankfurt học tiếp  để lấy bằng tiến sĩ về Lý thuyết Vật lý năm 1928, dưới sự bảo trợ của giáo sư Arnold Sommerfeld.
Ngay sau đó, ông làm huấn luyện viên  vật lý, nửa năm đầu ở Franfurt và nửa năm sau ở Stuttgart.  Tháng 9 năm 1929 ông dạy ở đại học Munich, đến năm 1930 ông được thăng cấp Privatdozent [3] và tiếp tục dạy ở đấy đến 1932.   Ông đã được học bổng để đi nghiên cứu thêm tại đại học Cambridge, Anh quốc vào mùa thu năm 1930, và tại La mã (Roma) Ý năm 1931 và 1932.   Sau khi đi La  mã, ông qua dạy ở trường đại học Tubingen.  Khi đảng Quốc xã (Nazi) lên nắm chính quyền vào năm 1933, ông rời nước Ðức và di cư sang Anh quốc.
Tháng 10, năm 1933, Hans Bethe sang Anh quốc và ông làm giảng sư ở đại học Manchester trong một năm.   Năm sau, ông được học bổng nghiên cứu hậu tiến sĩ của đại học Bristol, và vào tháng 2 năm 1935 ông được bổ nhiệm làm giáo sư diễn giảng  (Assistant Professor) tại trường đại học Cornell ở Ithaca, tiểu bang New York, Hoa kỳ.  Ông được thăng giáo sư thực thụ vào năm 1937 và dạy luôn ở đại học này, ngoại trừ những năm của cuộc Thế chiến thứ 2.  
Ông đã đưa ngành Vật lý lên đến đỉnh cao
Ông là người khuyên bảo nhiều tổng thống Hoa Kỳ về kế hoạch an ninh quốc gia, và sau thế chiến thứ hai, ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại vũ khí hạch tâm. Là một trong những người sáng lập ra Liên hiệp các Khoa học gia ngành Nguyên tử (the Federation of Atomic Scientists).Trong thời kỳ chiến tranh, ông là mấu chốt của dự án Manhattan, là người đứng đầu trong đơn vị vật lý lý thuyết. Sau chiến tranh, ông  đem những nhà vật lý trẻ tài ba nhất từ Los Alamos sang Cornell, đặc biệt là Richard Feynman và Robert Wilson.
Trong những năm đó, theo lời mời của Robert Oppenheimer, Hans Bethe nhận làm Trưởng khối Lý thuyết trong kế hoạch chế tạo bom nguyên tử ở Los Alamos, tiểu bang California. 
59 -   Euclid                          
Tập tin:Euklid2.jpg

Chân dung Euclid của Justus van Ghent vào thế kỉ 15. Không có tranh tượng hoặc miêu tả nào về bề ngoài của Euclid từ thời ông còn lại đến nay
Euclid nhà toán học lỗi lạc thời cổ Hy Lạp, sống vào thế kỷ thứ 3 TCN. Ông được mệnh danh là "cha đẻ của Hình học". Có thể nói hầu hết kiến thức hình học ở cấp trung học cơ sở hiện nay đều đã được đề cập một cách có hệ thống, chính xác trong bộ sách Cơ sở gồm 13 cuốn do Euclid viết ra, và đó cũng là bộ sách có ảnh hưởng nhất trong Lịch sử Toán học. Ngoài ra ông còn tham gia nghiên cứu về luật xa gần, đường cô-nic, lý thuyết số và tính chính xác. Tục truyền rằng có lần vua Ptolemaios I Soter hỏi Euclid rằng liệu có thể đến với hình học bằng con đường khác ngắn hơn không? Ông trả lời ngay: "Muôn tâu Bệ hạ, trong hình học không có con đường dành riêng cho vua chúa".
Euclid sinh ở thành Athena, sống khoảng 330-275 trước Công nguyên, được vua Ai Cập là Ptolemaios I Soter mời về làm việc ở chốn kinh kỳ Alexandria, một trung tâm khoa học lớn thời cổ trên bờ biển Địa Trung Hải.
Bằng cách chọn lọc, phân biệt các loại kiến thức hình học đã có, bổ sung, khái quát và sắp xếp chúng lại thành một hệ thống chặt chẽ, dùng các tính chất trước để suy ra tính chất sau, bộ sách Cơ sở đồ sộ của Euclid đã đặt nền móng cho môn Hình học cũng như toàn bộ toán học cổ đại. Bộ sách gồm 13 cuốn: sáu cuốn đầu gồm các kiến thức về hình học phẳng, ba cuốn tiếp theo có nội dung số học được trình bày dưới dạng hình học, cuốn thứ mười gồm các phép dựng hình có liên quan đến đại số, 3 cuốn cuối cùng nói về hình học không gian. Trong cuốn thứ nhất, Euclid đưa ra 5 định đề:
1.     Qua hai điểm bất kì, luôn luôn vẽ được một đường thẳng
2.     Đường thẳng có thể kéo dài vô hạn.
3.     Với tâm bất kì và bán kính bất kì, luôn luôn vẽ được một đường tròn.
4.     Mọi góc vuông đều bằng nhau.
5.     Nếu 2 đường thẳng tạo thành với 1 đường thẳng thứ 3 hai góc trong cùng phía có tổng nhỏ hơn 180 độ thì chúng sẽ cắt nhau về phía đó.
Và 5 tiên đề:
1.     Hai cái cùng bằng cái thứ ba thì bằng nhau.
2.     Thêm những cái bằng nhau vào những cái bằng nhau thì được những cái bằng nhau.
3.     Bớt đi những cái bằng nhau từ những cái bằng nhau thì được những cái bằng nhau.
4.     Trùng nhau thì bằng nhau.
5.     Toàn thể lớn hơn một phần.
Với các định đề và tiên đề đó, Euclid đã chứng minh được tất cả các tính chất hình học.
Con đường suy diễn hệ thống và chặt chẽ của bộ cơ bản làm cho tập sách được chép tay và truyền đi các nước. Tuy nhiên, các định đề và tiên đề của Euclid còn quá ít, đặc biệt là không có các tiên đề về liên tục, nên trong nhiều chứng minh, ông phải dựa vào trực giác hoặc thừa nhận những điều mà ông không nêu thành tiên đề.
60  - Gregor Mendel    
 
Gregor Johann Mendel (20.7.1822 – 6.1.1884) là một nhà khoa học, một linh mục Công giáo người Áo, ông được coi là "cha đẻ của di truyền hiện đại" vì những nghiên cứu của ông về đặc điểm di truyền của đậu Hà Lan. Mendel chỉ ra rằng đặc tính di truyền tuân theo những quy luật nhất định, ngày nay chúng ta gọi là Định luật Mendel. Nội dung định luật của ông rất đơn giản, tuy nhiên, khi ông còn sống, ý nghĩa và tầm quan trọng trong các công trình nghiên cứu của ông không được công nhận, người ta cũng không quan tâm đến các nghiên cứu của ông. Đến tận đến thế kỷ 20 các kết luận của ông mới được công nhận, khi đó ông được tôn vinh như là nhà khoa học thiên tài, một danh hiệu ông xứng đáng được nhận từ lúc sinh thời. Ngày nay người ta vẫn xem năm 1866 là mốc đánh dấu cho sự ra đời của Di truyền học và Mendel là cha đẻ của ngành này.
---ooo0ooo---


Không có nhận xét nào: