CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM (5.1)
Sưu tầm
---o0o---
5 – Người Chăm
Lịch sử
Người Chăm, còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Chiêm Thành, người
Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan
và Hoa Kỳ. Dân số tại Việt Nam theo điều tra dân số 1999 là 132.873 người; theo
tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam năm 2008 là khoảng hơn 145.000
người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh
trong lịch sử; có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn
hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Các cộng đồng người Chăm ở Việt Nam, Campuchia,
Malaysia, Hoa Kỳ... có quan hệ đồng tộc, đồng tôn. Ở Việt Nam người Chăm có mối liên hệ gần gũi với các dân
tộc nói các tiếng cùng thuộc nhóm ngôn ngữ Mã lai-Đa đảo như Gia Rai, Ê Đê,
RaGlai và Chu Ru.
Trước thế kỷ thứ 7 có vương quốc Lâm Ấp từ năm Sơ Bình thứ 3 nhà Hán
(192) đến năm Đại Nghiệp thứ 1 nhà Tùy (605). Sau năm 605, tình hình nước Chăm Pa
không rõ cho đến thế kỷ thứ 8. Các tên gọi khác nhau của vương quốc này theo
văn bia tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ là Campanagara,
Nagara Campa, Nagar Cam. Còn sử sách Trung Quốc gọi
là Lâm Ấp quốc (phiên âm theo
tiếng Bắc Kinh hiện nay là Lin-yi-guo), Chiêm Bà Quốc, Hoàn Vương Quốc
và Chiêm Thành quốc. Vương quốc
này bắt đầu suy tàn từ đầu thế kỷ 15 sau cuộc can thiệp do quân đội nhà Minh
dưới sự chỉ huy của vua Vinh Lạc Đế đối với ba triều đại : nhà Hậu Trần (Đại
Việt), nhà Hồ (Đại Ngu) và triều đại Vijaya (Chăm Pa). Sau khi quân đội nhà
Minh rút về, vương quốc Chăm
Pa được phục hồi nhưng chia thành
2 tiểu vương quốc: Tiểu vương quốc Vijaya (Đồ Bàn: 1428-1471) và Tiểu vương
quốc Panduranga (Phan Rang: 1433-1832). Tiểu vương quốc Vijaya bị quân đội Đại
Việt tiêu diệt dưới sự chỉ huy của vua Lê Thánh Tông để thôn tính đất đai vào
năm Hồng Đức thứ 2 nhà Lê tức năm 1471). Năm đó, tiểu vương quốc Panduranga
cũng trở thành chư hầu của Đại Việt. Năm Hiển Tông thứ 2 chúa Nguyễn (năm Chính
Hòa thứ 14 nhà Lê tức năm 1693), Nguyễn Hữu Cảnh đã một lần chinh phục Tiểu
vương quốc Panduranga, đổi tên Chiêm Thành quốc thành Thuận Thành trấn, rồi đổi
Thuận Thành trấn thành Bình Thuận phủ. Nhưng, năm 1694, trong khi Nguyễn Hữu
Cảnh tây chinh đánh Campuchia, tướng người Chăm tên Ốc Nha Đạt và tướng người
Thanh tên A Ban đã tập hợp được đông đảo lực lượng người Chăm Pa, nổi dậy và
tiêu diệt toàn bộ lực lượng chúa Nguyễn tại đây. Chúa Nguyễn (vua Nguyễn Hiển
Tông tức Nguyễn Phúc Chu) đã bất đắc dĩ cầu hòa với người Chăm Pa và cho phép
người Chăm Pa phục hồi Thuận Thành trấn (Khu Tự trị Chăm Pa). Hòa ước giữa chúa
Nguyễn và chúa Chăm Pa được ghi rõ trong Nghị Định Ngũ Điều vào năm Hiển Tông
thứ 21 (năm Vĩnh Thạnh thứ 8 nhà Lê tức năm 1712) và được duy trì cho đến năm
Minh Mạng thứ 13 (1832). Sau cải thổ quy lưu (giải thể khu tự trị) vào năm
1832, một số người Chăm liên minh với Lê Văn Khôi, nổi dậy để phục hồi Thuận
Thành trấn nhưng kết thúc thất bại. Hậu duệ của chúa Chăm Pa có ông Dụng Gạch,
một vị hoàng tử anh hùng, phó chủ tịch ủy ban hành chính lâm thời huyện Hòa Đa
(Bắc Bình ngày nay) phụ trách miền núi sau Cách mạng tháng Tám.
Chăm Pa thừa kế Lâm Ấp được thành lập sau cuộc nổi dậy của một viên quan
địa phương (quan Công Tao) tên là Khu Liên (Kiu-lien) chống lại chính
quyền nhà Hán năm 192 tại huyện Tượng Lâm, thuộc quận Nhật Nam (ngày nay là Huế).
Lãnh thổ của Chăm Pa ngày nay thuộc thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và một số vùng Tây Nguyên. Lâm Ấp chịu ảnh hưởng
lớn của văn hóa và tôn giáo Trung Quốc nhưng sau các cuộc chiến với quốc gia
láng giềng Phù Nam, cũng như sự thôn tính lãnh thổ của quốc gia này vào thế kỷ
4, đã hòa trộn văn hóa Ấn Độ. Theo văn bia tiếng Phạn tại Mỹ Sơn, vua Chăm Pa
và vua Campuchia đều là hậu duệ của hoàng tử Asvattaman, một anh hùng lưu vong
bạc mệnh trong sử thi Ấn Độ Mahabarata thuộc nhà Kuru. Riêng, các chúa
Panduranga thì thuộc dõng Pandu nên Chăm
Pa (Vijaya, thuộc nhà Kuru) và
Panduranga (thuộc nhà Pandu) vốn là 2 quốc gia thù địch với nhau. Sử sách Trung
Quốc luôn ghi rõ 2 nước Chiêm Thành (Chăm
Pa) và Tân Đồng Long (Panduranga)
là 2 quốc gia riêng.
Lịch sử của vương quốc Chăm Pa là các cuộc xung đột với Trung Quốc, Đại
Việt, Khmer và Mông Cổ, cũng như xung đột nội bộ. Chính là do các cuộc xung đột
này mà Chăm Pa mất dần lãnh thổ vào tay Đại Việt, một quốc gia có tổ chức chính
quyền và quân sự hoàn hảo hơn. Chăm
Pa trong quá khứ là một nước chư
hầu của các triều đại phong kiến Trung Quốc và Đại Việt nhưng vẫn giữ được bản
sắc văn hóa và sự toàn vẹn lãnh thổ. Người Chăm Pa là
những chiến binh giỏi đã sử dụng địa hình đồi núi để chiếm ưu thế. Năm Hồng Đức
thứ 2 nhà Lê (1471), Tiểu vương quốc Vijaya chịu tổn thất nặng nề trong cuộc
chiến với Đại Việt dưới triều đại vua Lê Thánh Tông. Khoảng 60.000 quân Chăm Pa
bị giết và 30.000 bị bắt làm tù binh. Ngược lại, Tiểu vương quốc Panduranga
tiếp tục phát triển dưới sự bảo trợ của chúa Nguyễn và vua Gia Long (Nguyễn Thế
Tổ) trong các vùng thung lũng Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết. Tuy nhiên vua
Minh Mạng đã không quan tâm Chăm Pa như vua cha nữa và thủ tiêu cơ chế tự trị
của Thuận Thành trấn vào năm Minh Mạng thứ 13 nhà Nguyễn (1832).
Ngôn ngữ
Tiếng Chăm thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa đảo (Malayo-Polynesian)
của hệ ngôn ngữ Nam
Đảo (Autronesian).
Dân số và cư trú
Người Chăm được xác định là cư dân bản địa ở khu vực duyên hải Nam Tring Bộ Việt Nam và đã có quá trình định cư lâu
đời ở khu vực này. Trải qua hàng ngàn năm, dưới những biến cố lịch sử, xã hội
mà chủ yếu là do chiến tranh và mẫu thuẫn nội bộ, người Chăm không còn cư trú
tập trung ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ mà phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh
phía Nam Việt Nam và một số các quốc gia khác.
Hiện nay tổng số người Chăm trên thế giới khoảng 400.000 người, phân bố
chủ yếu ở Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Cộng đồng Chăm lớn
nhất thế giới là vào khoảng trên 217.000 người tại Campuchia, được gọi là Khmer
Islam; kế đến là Việt Nam. Malaysia có trên 10.000 người, Thái Lan khoảng 4.000
người và Hoa Kỳ trên 3.000 người...
Một số người Chăm di cư sang các nước khác, như tộc Utsul ở đảo Hải Nam,
đến bang Terengganu của Malaysia.
Trong thế kỷ 20, nhiều người Chăm hoặc gốc Chăm di cư sang Hoa Kỳ và các nước
phương Tây khác. Người Chăm ở Lào có hơn 800 người, trong đó có 600 người sống
ở thủ đô Viêng-chăn, cộng đồng này di cư từ Campuchia do sự diệt chủng của
Khơ-me Đỏ.
Phân bố dân cư ở Việt Nam
Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 145.235 người Chăm sinh sống, sống rải
rác ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang … Do đặc điểm cư
trú, tính chất tôn giáo và sắc thái văn hóa mang tính vùng miền, người Chăm ở
Việt Nam được chia thành 3 nhóm cộng đồng chính là: Chăm H'roi, Chăm
Ninh Thuận - Bình Thuận, và Chăm Nam Bộ.
- Chăm H'roi bao gồm những người Chăm sống rải
rác ở miền núi các tỉnh Phú Yên, Bình Định; tổng số khoảng 20.500 người. Người
Chăm Hroi có nguồn gốc từ những người Chăm cổ là một bộ phận của cộng đồng Chăm
Việt Nam
và từ lâu được gọi là Chăm Hroi. Người Chăm Hroi theo tín ngưỡng dân gian chịu
ảnh hưởng từ đạo Bàlamôn.
- Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận hay Đông Chăm gồm những người Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận, có
tên gọi là Campaduraga; tổng số khoảng 98.000 người (Ninh Thuận: 66.000; Bình
Thuận: 32.000), đây là nhóm cộng đồng Chăm lớn nhất chiếm khoảng 67,60% tổng số
người Chăm ở Việt Nam. Người Chăm Ninh Thuận-Bình Thuận có hai nhóm chính phân
theo tín ngưỡng là Chăm Ahiêr (Chăm Bàlamôn) và Chăm Awal (Chăm Bàni). Ngoài ra
còn có một nhóm nhỏ người Chăm Bàni đã cải sang theo Hồi giáo chính thống vào
thập niên 1960 do tiếp xúc với người Chăm Nam Bộ.
Chăm Nam Bộ hay Tây Chăm bao gồm những người
Chăm sinh sống chủ yếu ở An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh; tổng số
khoảng 26.700 người. Cộng đồng này đến từ Campuchia, và có nguồn gốc xa hơn nữa
lại từ Nam Trung Bộ Việt Nam như hai
cộng đồng trên. Sự hình thành nhóm Chăm Nam Bộ khởi đầu từ năm 1819, khi vị
tướng triều Nguyễn Thoại Ngọc Hầu bắt đầu huy động sức người để đào kênh Vĩnh
Tế, đã có nhiều người Chăm từ Campuchia được tuyển mộ, sau khi con kênh được
đào xong họ được thưởng công và cấp đất sinh sống tại đây nên còn được gọi là
Chăm Châu Đốc. Sau đó tiếp tục có thêm người Chăm từ Campuchia tới, cũng như
nhiều người Chăm Châu Đốc tới sống ở các tỉnh Nam Bộ khác.
Trong nhóm người Chăm
này có một thành phần là người gốc Malaysia được gọi Chăm Chà-và (liên hệ tới
đảo Java, do không phân biệt được người Java tới từ Indonesia và người Mã lai
nên hai nhóm này được gọi chung là Java). Người Chăm Nam Bộ theo Hồi giáo chính thống
nên còn được gọi là Chăm Islam.
Cộng đồng Chăm ở Campuchia, Malaysia và Thái Lan có nguồn gốc từ miền
Trung Việt Nam, di cư khỏi vùng đất cũ của mình do sự Nam tiến của Đại Việt cách đây
nhiều thế kỷ. Đa số họ theo Hồi giáo Sunni và có tiếp xúc chặt chẽ với người
Malaysia và Indonesia do có cùng tôn giáo và ngôn ngữ cùng thuộc nhóm Mã lai-
Đa đảo. Ở Campuchia, do tôn giáo của mình mà người Chăm còn được gọi là Khmer
Islam; một vài người đã tới Nam Bộ Việt Nam và hình thành nhóm Chăm thứ ba như
đã nói ở trên.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chăm ở Việt Nam có
dân số 161.729 người, cư trú tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chăm
cư trú tập trung tại các tỉnh: Ninh Thuận (67.274 người, chiếm 41,6% tổng số
người Chăm tại Việt Nam), Bình Thuận (34.690 người, chiếm 21,4% tổng số người
Chăm tại Việt Nam), Phú Yên (19.945 người), An Giang (14.209 người), thành phố
Hồ Chí Minh (7.819 người), Bình Định (5.336 người), Đồng Nai (3.887 người), Tây
Ninh (3.250 người)
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét