Bạn Phan Lục (Chicago)
sưu tầm
THÔNG
TIN Y HỌC VỀ VITAMIN C – Kỳ 2
Lynn Ly tổng hợp thông tin về Vitamin C từ các bài Thời Sự Y Học của Bác Sĩ
Nguyễn Văn Thịnh
VITAMINE C KỀM HÃM UNG THƯ NHƯ THỂ NÀO?
Một công trình của
Viện John Hopkins ở Hoa Kỳ chứng tỏ rằng vitamine C có thể làm chậm lại sự tăng
trưởng của các khối u nơi loài chuột. Cơ chế sinh lý giải thích tuồng như rất
khác với cơ chế đã chiếm ưu thế cho đến ngày hôm nay.
Cách nay khoảng gần 30
năm Linus Pauling đã đưa ra giả thuyết nói rằng sử dụng vitamine C bổ sung mỗi
ngày có thể ngăn ngừa ung thư. Lời giải thích làm cơ sở cho lý thuyết này là
vitamine C loại bỏ các gốc tự do (radicaux libres) khả dĩ làm tổn hại ADN. Nói
một cách khác, vitamine này có khả năng làm ổn định vật chất di truyền và như
thế ngăn ngừa sự phát triển của các khối u. Quan niệm này đã đưa đến một công
trình nghiên cứu tiền lâm sàng to lớn và những nghiên cứu quy mô lớn nhằm vào
việc phòng ngừa ung thư nơi người.
Một công trình nghiên
cứu mới đây của Viện John Hopkins ở Hoa Kỳ khám phá ra một cơ chế tác dụng
không được biết đến của vitamine C (và có lẽ cũng của những chất chống oxy hóa
khác) lên sự tăng trưởng của các khối u.
SỰ PHÁT SINH MẠCH MÁU (ANGIOGENESE)
Các chuyên gia ung thư
học Chi Dang và Ping Gao đã quan sát ở các con chuột trong phòng thí nghiệm bị
gây ung thư (u lympho và ung thư gan) và nhận thấy rằng vitamine C làm chậm sự
tăng trưởng của các khối u trong một môi trường thiếu oxy. Các nhà nghiên cứu
này nghĩ ngay đến cơ chế phát sinh mạch máu (angiogenèse) và protéine gây nên
bởi tình trạng thiếu oxy, HIF-1 (hypoxia-induced factor 1). « Nếu các tế bào
thiếu oxy, HIF-1 sẽ bắt đầu hoạt động. HIF-1 giúp tế bào khối u thiếu oxy biến
đổi một lượng đầy đủ glucose thành năng lượng. Ngoài ra, protéine này cho phép
các khối u xây dựng các huyết quản mới để đi tìm kiếm oxy. Nhưng để có thể hoạt
động, HIF-1 cần có những gốc tự do (radicaux libres). Không có các gốc tự do
thì sẽ không có HIF-1, không có tiếp vận máu và do đó không có sự tiếp tục tăng
trưởng của khối u. Chính ở điểm này mà các chất chống oxy hóa (antioxydant) sẽ
đóng một vài trò : bằng cách làm giảm lượng các gốc tự do, vitamine C kềm hãm
hoạt tính của HIF-1 và làm chậm sự tiến triển của các khối u ».
Để cho khám phá có
thêm sức mạnh, các nhà nghiên cứu đã phải nhờ đến một mô hình chuyển di truyền
(modèle transgénique) trong đó chức năng của HIF-1 đã được biến đổi khiến
protéine không còn độc lập với sự hiện diện của các gốc tự do nữa. Trong một mô
hình như thế, việc cho các chất thu lấy các gốc tự do (capteurs để radicaux
libres) như vitamine C không còn một chút anh hưởng nào lên sự phát triển của
khối u.
Tuy vậy, các tác giả
cảnh giác, việc cho với liều lượng lớn các chất chống oxy hoá (antioxydants)
như thuốc chữa bệnh và phòng ngừa ung thư, là điều không được biện giải : “Các
vitamine mặc dầu cốt yếu để sống trong tình trạng sức khoẻ tốt, nhưng vẫn còn
quá sớm để rút ra từ công trình nghiên cứu này những kết luận liên quan đến
dinh dưỡng . Hơn nữa, ở người, không phải tất cả các u ung thư đều phụ thuộc
vào HIF-1 ”
CÀNG NHIỀU VITAMINE C, CÀNG ÍT TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Dường như nồng độ của
vitamine C trong máu có thể cho phép tiên đoán nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu
não. Ít nhất đó là điều được gợi ý bởi những kết quả của một công trình nghiên
cứu của Anh, với sự tham gia của 20.649 người già và những người ở lứa tuổi
trung niên. Công trình nghiên cứu này đã được công bố trong American Journal of
Clinical Nutrition.
Trong lúc thực hiện
công trình nghiên cứu này, các tác giả đã ghi nhận 448 trường hợp tai biến mạch
máu não mới trong trong suốt thời kỳ theo dõi kéo dài 2,5 năm. Họ đã chứng nhận
rằng những người có nồng độ vitamine C trong máu cao nhất vào lúc bắt đầu công
trình nghiên cứu, có nguy cơ là nạn nhân của tai biến mạch máu não, 40% thấp
hơn so với những người có nồng độ vitamine C trong máu thấp.
Theo các tác giả, tác
dụng bảo vệ rõ ràng của vitamine C lên nguy cơ xuất hiện một tai biến mạch máu
não là độc lập với tuổi tác, giới tính, hành vi nghiện thuốc lá, chỉ số khối
lượng cơ thể (BMI), huyết áp thu tâm, nồng độ cholestérol trong máu, hoạt động
vật lý, bệnh đái đường, nhồi máu cơ tim, việc dùng chất bổ sung dinh dưỡng, và
cương vị xã hội.
“Những nồng độ của
vitamine C trong máu có thể được xem như là một chỉ dấu sinh học (marqueur
biologique) đối với lối sống hay đối với các yếu tố khác liên kết với sự giảm
yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não. Việc định lượng nồng độ vitamine C có thể
hữu ích để nhận diện những người có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não, Phyo
Myint (Anh) và nhóm nghiên cứu đã kết luận như vậy.
Trong bài xã luận dành
cho cùng chủ đề này, Sebastian Padayatty và Mark Levine nhấn mạnh rằng việc
tiêu thụ trái cây và rau xanh được liên kết với nhiều tác dụng thuận lợi lên
sức khỏe, trong đó có sự giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Vì lẽ chúng ta
không biết chính xác tại sao như vậy, nên chúng ta chỉ có thể khuyên đưa vào
thực đơn hàng ngày thật nhiều thứ trái cây và rau xanh để có được tổng cộng 5
đến 9 suất mỗi ngày”.
SỬ DỤNG VITAMINE KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG NGUY HIỂM
Theo một công trình
phân tích có quy mô rất lớn, được công bố bởi các nhà nghiên cứu Đan Mạch, các
thuốc hỗ trợ như vitamine A, B, E và bêta-carotène có thể làm gia tăng tỷ lệ tử
vong.
Việc sử dụng các chất
bổ sung này không những đã không cải thiện tình trạng sức khỏe, mà lại còn có
hại và làm gia tăng nguy cơ bị chết non. Đặc biệt trong trường hợp của vitamine
A (mà chúng ta tìm thấy tự nhiên trong trứng, gan và các loại cá béo) sự sử
dụng thuốc bổ này làm gia tăng các nguy cơ tử vong 16%. Đó là những kết luận
của một công trình phân tích khổng lồ của 67 nghiên cứu được sưu tập bởi các
nhà nghiên cứu nổi tiếng của đại học Copenhague. Theo phân tích này, không
những vitamine A mà còn cả vitamine E, được tìm thấy trong dầu thực vật, trong
các quả hồ đào (noix) và các quả phỉ (noisette), có thể ngăn cản các phản ứng
phòng vệ tự nhiên của cơ thể.
Để thực hiện điều này,
BS Goran Bjelakovic và các đồng nghiệp đã nghiên cứu các dữ kiện của Cochrane
Library (một trong những ngân hàng tồn chứa các dữ kiện thử nghiệm điều trị tốt
nhất thế giới) về việc sử dụng các chất bổ sung như vitamine A, C, E,
bêta-carotène và sélénium, được cho là có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện các
bệnh tim mạch và ung thư do tác dụng chống lại “stress oydatif ”, nhờ sự loại
bỏ các “ gốc tự do ” (radicaux libres). Các nhà nghiên cứu đã theo dõi tình
trạng sức khỏe của 233.000 người uống đều đặn những vitamine này với mục đích
phòng ngừa. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng các liều vitamine A,
E và bêta-carotène làm gia tăng các nguy cơ chết non với các tỷ lệ lần lượt là
16%, 4% và 7%. Một nguy cơ tuy thấp nhưng không phải là số không.
ĐƯỢC CHO LÀ CÓ
LỢI
Vitamine C dường như
không bị liên hệ bởi những vấn đề của các vitamine nói trên. Nhưng các nhà
nghiên cứu vẫn tỏ ra thận trọng, ưa thích phát biểu rằng cần có những nghiên
cứu sâu rộng hơn. Điều này cũng đúng đối với sélénium (hiện diện rất nhiều
trong cá ngừ hoặc gan bê)
Nhóm nghiên cứu Đan
Mạch kết luận rằng dầu sao cũng không có một bằng cớ nào để cổ vũ cho việc sử
dụng vitamine như chất bổ sung nhằm phòng ngừa nguyên phát hay thứ phát. BS
Goran Bjelakovic và nhóm nghiên cứu của ông đã chứng tỏ vào tháng 10 năm 2004
(trong The Lancet) rằng một điều trị như thế so với một placebo không đem lại
một lợi ích hay tác dụng bảo vệ nào cả nhằm chống lại sự phát sinh của 5 loại
ung thư (thực quản, dạ dày, đại-trực tràng, gan và tụy tạng). Thế mà còn tệ hơn
là đằng khác vì tỷ lệ tử vong toàn thể gia tăng một cách đáng kể về mặt thống
kê trong nhóm được "làm giàu" bởi các vitamines
Vì những lý do gì, các
viên thuốc vitamine bé nhỏ này, từ lâu được cho là có lợi, mà giờ đây lại có
những tác hại như thế? Ở Anh quốc gần 12 triệu người Anh sử dụng một cách đều
đặn các viên thuốc vitamine này, nhưng giới hữu trách y tế ưa thích tán dương
các giá trị của một chế độ ăn uống đa dạng và quân bình, nhiều trái cây và rau,
mang lại các vitamine tự nhiên cần thiết. Ở Pháp, 22% các người Pháp dùng ít
nhất một chất bổ sung vitamine trong 12 tháng vừa qua. Trong xã hội phương Tây,
các nguy cơ thiếu vitamine là rất thấp, trừ những người khốn khổ nhất.
VITAMINE C ĐƯỢC THỬ NGHIỆM CHỐNG UNG THƯ
Theo một công trình
nghiên cứu của Hoa Kỳ được công bố hôm qua trong PNAS, vitamine C hữu ích để
điều trị ung thư nơi chuột. Nếu các lý thuyết khác nghi ngờ tính hiệu quả của
nó lúc cho bằng đường miệng, công trình nghiên cứu cho thấy rằng tiêm vitamine
C (đồng nghĩa với một nồng độ lớn hơn trong cơ thể), làm giảm tiến triển của
các tế bào ung thư.
VITAMINE C PHÁ HỎNG HIỆU QUẢ CỦA HÓA HỌC TRỊ LIỆU
PHÁP
Một công trình nghiên
cứu tiền lâm sàng mở rộng đã cho thấy đến mức độ nào vitamine C cho bổ sung có
thể có một tác dụng âm tính lên hiệu quả của các thuốc chống ung thư như thế
nào.
Việc dùng các chất bổ
sung vitamine C như là chất phụ trợ trong liệu pháp chống ung thư là đối tượng
gây tranh cãi đã từ một ít lâu nay. Một vài công trình nghiên cứu đã đi đến kết
luận rằng những bệnh nhân bị một ung thư có thể hưởng lợi nhờ tác dụng kháng
oxy hóa của vitamine C. Trái lại những công trình nghiên cứu khác lại quả quyết
điều ngược lại : một vài tác nhân hóa học trị liệu phóng thích các gốc oxy
(radicaux d’oxygène) để phá hủy các tế bào ung thư và vitamine C (với tác dụng
kháng oxy) loại bỏ các gốc này trước khi chúng có thể có một tác dụng lên các
tế bào ung thư.
Chính trong bối cảnh
này mà Mark Heaney và các đồng nghiệp (American Memorial
Slaon Kettering
Cancer Center)
đã phân tích tác dụng của nhiều tác nhân hóa học trị liệu (vài chất sản sinh
những gốc tự do (radicaux libres), những chất khác thì không) lên các tế bào
ung thư và những mô hình động vật. Rất đỗi ngạc nhiên, các nhà nghiên cứu đã
chứng thực rằng tất cả các tác nhân hóa học trị liệu tác dụng kém hơn khi các
canh cấy những tế bào và các động vật thí nghiệm đã được xử lý trước đó bởi
vitamine C. Hiệu quả của các thuốc đã giảm 30 đến 70 % trong vài trường hợp.
Một nghiên cứu bổ sung đã chứng tỏ rằng tác dụng của vitamine C phải được xét
đến trong một bối cảnh rộng hơn là chỉ gán cho nó tác dụng loại bỏ trực tiếp
các gốc tự do được sinh ra bởi các tác nhân hóa học trị liệu. Vitamine C dường
như làm gia tăng tính sống được của các thể hạt (mithochondries) trong những tế
bào ung thư, điều này cho phép chúng ít bị hủy hoại hơn, và như vậy tạo một cơ
hội sinh tồn tốt hơn cho tế bào ung thư.
Tuy nhiên, Mark Heaney
nêu nhận xét rằng tác dụng âm tính của vitamine C chỉ có thể được chứng tỏ
trong một tình huống tiền lâm sàng, nghĩa là trong những canh cấy tế bào và
những mô hình động vật. Dĩ nhiên chúng ta không có chứng cớ khẳng định rằng
cùng cơ chế tác dụng này áp dụng nơi những bệnh nhân ung thư đang được điều
trị. Tuy vậy các nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng trong khi điều trị ung thư,
bệnh nhân nên tránh những liều lượng cao vitamine C. Trái lại một chế độ ăn
uống đa dạng, giàu rau xanh và trái cây tươi, được khuyên thực hiện.
VITAMINES E VÀ C KHÔNG CÓ MỘT LỢI ÍCH NÀO TRONG CÁC
BỆNH TIM MẠCH
Vitamine E và C là
những chất dinh dưỡng sinh tử. Nhưng chúng có mang lại một tác dụng bảo vệ
chống lại các bệnh tim mạch hay không ? Nhiều người nghĩ rằng có : thật vậy
những chất này có những tính chất chống oxy hóa. Nhiều dữ kiện rút ra từ những
công trình nghiên cứu khoa học và những nghiên cứu quan sát đã chỉ cho thấy một
tác dụng tiềm năng có lợi của những chất chống oxy hóa (antioxydants) như
vitamine C trong phòng ngừa nguyên phát những bệnh tim mạch. Tuy nhiên mãi đến
ngày nay, không có một nghiên cứu lâm sàng nào đã chứng minh một cách thuyết
phục một vai trò bảo vệ như thế của vitamine E và C.
Công trình nghiên cứu
PHS II (Physicians’ Health Study II) đã được tiến hành để xác định xem việc cho
vitamine E hay vitamine C có cho phép về lâu về dài làm giảm nguy cơ bị bệnh
tim mạch quan trọng nơi những người đàn ông có nguy cơ tim mạch tương đối thấp
hay không. Ở Hoa Kỳ, 14.641 các thầy thuốc nam giới đã tham gia vào công trình
nghiên cứu này. Họ đã được phân chia thành nhiều nhóm. Những người tham gia đã
nhận hoặc là vitamine E (400 đơn vị alpha-tocophérol), hoặc một placebo mỗi 2
ngày và hoặc vitamine C (500 mg acide ascorbique), hoặc một placebo mỗi ngày.
Họ cũng đã nhận một chế phẩm đa vitamine hoặc một placebo mỗi ngày, cũng như bêta-carotène
(50 mg Lurotin) hay một placebo mỗi 2 ngày .
Công trình nghiên cứu
đã bắt đầu năm 1997 và được theo đuổi cho đến tháng tám năm 2007. Thời gian
theo dõi trung bình là 8 năm. Những kết quả hiện có liên quan đến vitamine E và
vitamine C. Vào lúc bắt đầu công trình nghiên cứu, những người tham gia trong
lứa tuổi 50 hoặc hơn. Tiêu chuẩn đánh giá là sự xuất hiện một biến cố tim mạch
quan trọng : nhồi máu cơ tim không gây tử vong, tai biến mạch máu não không gây
tử vong hay chết do nguyên nhân tim mạch.
KẾT LUẬN [*] Công trình nghiên
cứu PHS II cho thấy rằng việc cho bổ sung vitamine C và/hay vitamine E không
được liên kết với một sự giảm các biến cố tim mạch quan trọng nơi những người
đàn ông 50 tuổi hoặc hơn, ít nhất với liều lượng được sử dụng và suốt trong một
thời kỳ theo dõi 8 năm. Vitamine E ngoài ra được liên kết với một tỷ lệ tai
biến mạch máu não xuất huyết hơi gia tăng. Những kết quả này trên nguyên tắc
chỉ có giá trị đối với những người thuộc loại tuổi này. Những nhà nghiên cứu
kết luận rằng việc cho những chất bổ sung vitamine E và C để ngăn ngừa các bệnh
tim mạch nơi những người đàn ông trên 50 tuổi không được biện minh về mặt khoa
học.
VITAMINE C : NHỮNG TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƯ
Những thử nghiệm khác
nhau trên động vật, nhất là được thực hiện ở Viện Ung Thư Quốc Gia, Bethesda
(Hoa Kỳ), đã cho thấy rằng vitamine C, cho với liều lượng mạnh, làm giảm kích
thước của những loại ung thư khác nhau và kềm hãm sự phát triển của chúng.
Những công trình nghiên cứu trên người, trong đó vitamine C được cho bằng đường
tĩnh mạch, liên kết với hóa học liệu pháp, đang được tiến hành. Vitamine C ức
chế các gène cần thiết cho sự tăng sinh của những tế bào ung thư.
TRONG ỐNG NGHIỆM, VITAMINE C CÓ MỘT TÁC DỤNG CHỐNG
UNG THƯ
Có lẽ đây là hồi cuối của một cuộc luận chiến. Trong những năm 1970, nhà hóa học và người được giải Nobel Linus Pauling đã gán cho acide ascorbique (hay vitamine C) những tính chất chống ung thư. Những ý tưởng này đã gây nhiều tranh cãi vì thiếu bằng cớ. Thế mà, một nhóm nghiên cứu của Đại học y khoa Marseille cho thấy rằng vitamine C thật là có những tính chất chống ung thư. “Công trình nghiên cứu của chúng tôi dựa vào một khám phá được thực hiện cách nay 5 năm, Michel Fontès đã giải thích như vậy. Acide ascorbique ức chế sự biểu hiện của gène có liên quan trong bệnh Charcot-Marie-Tooth, một bệnh thần kinh hiếm”. Lần này, các nhà nghiên cứu đã cấy những tế bào da người với những nồng độ mạnh vitamine C. Và họ đã quan sát thấy rằng nhiều gène liên hệ trong sự tăng sinh tế bào, và do đó trong cơ chế phát sinh ung thư, bị ức chế. Còn hơn thế nữa: các chú chuột bị ung thư được điều trị với những nồng độ rất mạnh của acide ascorbique hầu như đã sống sót tất cả, khối u của chúng thoái lui dần và không có di căn nào được tạo thành. “Bây giờ đây phải dự kiến nhanh chóng các thử nghiệm trên người”, nhà nghiên cứu đã kết luận như vậy.
Có lẽ đây là hồi cuối của một cuộc luận chiến. Trong những năm 1970, nhà hóa học và người được giải Nobel Linus Pauling đã gán cho acide ascorbique (hay vitamine C) những tính chất chống ung thư. Những ý tưởng này đã gây nhiều tranh cãi vì thiếu bằng cớ. Thế mà, một nhóm nghiên cứu của Đại học y khoa Marseille cho thấy rằng vitamine C thật là có những tính chất chống ung thư. “Công trình nghiên cứu của chúng tôi dựa vào một khám phá được thực hiện cách nay 5 năm, Michel Fontès đã giải thích như vậy. Acide ascorbique ức chế sự biểu hiện của gène có liên quan trong bệnh Charcot-Marie-Tooth, một bệnh thần kinh hiếm”. Lần này, các nhà nghiên cứu đã cấy những tế bào da người với những nồng độ mạnh vitamine C. Và họ đã quan sát thấy rằng nhiều gène liên hệ trong sự tăng sinh tế bào, và do đó trong cơ chế phát sinh ung thư, bị ức chế. Còn hơn thế nữa: các chú chuột bị ung thư được điều trị với những nồng độ rất mạnh của acide ascorbique hầu như đã sống sót tất cả, khối u của chúng thoái lui dần và không có di căn nào được tạo thành. “Bây giờ đây phải dự kiến nhanh chóng các thử nghiệm trên người”, nhà nghiên cứu đã kết luận như vậy.
VITAMINE C SẼ ĐIỀU TRỊ CÁC RỐI LOẠN THẦN KINH-CƠ?
Vitamine C có thể sẽ
trở nên một thuốc để điều trị bệnh hiếm (maladie orpheline). Thuốc nổi tiếng
vitamine C đã được trình tòa để được thương mãi hóa trong hướng điều trị này,
nơi Cơ quan dược phẩm châu Âu (Agence européenne du médicament) : thật vậy,
acide ascorbique lần đầu tiên vừa được trắc nghiêm nơi người, và thành công,
trong điều trị bệnh Charcot-Marie-Tooth. Bệnh di truyền thần kinh cơ này, đừng
lầm với bệnh Charcot hay Sclérose latérale amyotrophique, đưa đến teo cơ, chuột
rút (crampes) và đau đớn. Bệnh ảnh hưởng lên khoảng 30.000 người ở Pháp và hiện
nay không có liệu pháp điều trị.
Nhóm nghiên cứu của Bs
Joelle Micaleff-Roll (CHU de la Timone, Marseille) đã theo dõi 180 bệnh nhân ở
Marseille, Paris và Lyon.
Những kết quả đầu tiên cho thấy rằng “ việc cho thuốc vitamine C, 3g mỗi ngày
trong một năm, được liên kết với một sự cải thiện các triệu chứng, BS
Micaleff-Roll đã xác nhận như vậy. Thật rất đáng phấn khởi, nhưng điều này cần
được xác nhận trên một thời gian dùng thuốc dài lâu hơn và trong khung cảnh của
một hợp tác quốc tế. ”
Những công trình khác
đã cho thấy rằng vitamine C làm giảm biểu hiện của gène PMP 22, có liên quan
trong các quá trình myéline hóa các dây thần kinh.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét