Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

100 KHOA HỌC GIA (51-55)



100 KHOA HỌC GIA (51-55)
Sưu tầm
51  John von Neumann
Tập tin:JohnvonNeumann-LosAlamos.jpg

John von Neumann (28.12.1903 – 8.2.1957) là một nhà toán học người Mỹ gốc Hungary\và là một nhà bác học thông thạo nhiều lĩnh vực đã đóng góp vào vật lý lượng tử, giải tích hàm, lý thuyết tập hợp, kinh tế, khoa học máy tính, giải tích số, động lực học chất lưu, thống kê và nhiều lĩnh vực toán học khác.
Đáng chú ý nhất, von Neumann là nhà tiên phong của máy tính kỹ thuật số hiện đại và áp dụng của lý thuyết toán tử (operator theory) vào cơ học lượng tử, một thành viên của Dự án Manhattan, người sáng lập ra lý thuyết trò chơi và khái niệm callular automata. Cùng với Edward Teller và Stanislaw Ulam, von Neumann khám phá ra những bước quan trọng trong Vật lý hạt nhân liên quan đến phản ứng nhiệt hạch (thermonuclear) và bom hydrogen.
52  Richard Feynman   
Tập tin:Richard feynman.jpg

Richard Phillips Feynman (1918-1988) là một nhà vật lý người Mỹ gốc Do Thái đã nhận giải thưởng Nobel về Vật lý trong năm 1965.
53  Alfred Wegener     
 Tập tin:Alfred Wegener.jpg
Alfred Lothar Wegener (1.11.1880 – 3.11.1930}là một nhà nghiên cứu khoa học đa lĩnh vực người Đức, ông trở nên nổi tiếng với học thuyết trôi dạt lục địa.
Alfred Wegener là người khởi đầu cho thuyết trôi dạt lục địa được trình bày trong tác phẩm "Sự hình thành của lục địa và đại dương". Ông không ngừng nỗ lực khôi phục vật lý địa cầu, địa lý học, khí tượng học, và các bộ môn liên quan đến địa chất, các vấn đề được mổ xẻ phân tích và chuyên môn hoá, kết hợp các phương pháp lại để luận chứng cho thuyết trôi dạt lục địa. Trong quá trình nghiên cứu, Alfred Wegener luôn thể hiện khoa học như một hoạt động tinh mỹ của con người và không phải là cơ chế thu thập tin tức khách quan.
Do trình độ khoa học đương thời còn có nhiều hạn chế nên thuyết trôi dạt lục địa của ông còn thiếu sự kết hợp bổ trợ thích hợp của động lực học vật lý và trái ngược với những lý thuyết chính thống. Nhưng lý thuyết của Alfred Wegener đã vượt qua lý luận của thời đại và khiến chúng ta phải khâm phục. Sau 30 năm, "cấu tạo địa tầng học" đã đến được toàn thế giới, cuối cùng mọi người đã chứng nhận sự đúng đắn trong lý thuyết của Alfred Wegener.
54  Stephen Hawking  
 
Stephen William Hawking là một nhà vật lý người Anh. Trong nhiều thập kỷ, ông được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking hiện là giáo sư Lucasian, chức danh dành cho giáo sư Toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac,
55  Antonie van Leeuwenhoek                        
 Tập tin:Jan Verkolje - Antonie van Leeuwenhoek.jpg
Antonie Philips van Leeuwenhoek (24.10.1632 – 30.8.1723) là một thương gia, một nhà khoa học người Hà Lan. Ông được coi là cha đẻ của ngành vi sinh vật học và được coi là nhà vi sinh vật học đầu tiên trên thế giới. Là con của một người thợ làm giỏ, ở tuổi 16 ông đã thời gian học việc với một thương nhân bán vải người Scotland tại Amsterdam. Ông được biết đến với thành tựu cải tiến kính hiển vi và những đóng góp cho sự ra đời ngành sinh vật học. Ông đã sử dụng những chiếc kính hiển vi thủ công tự tay làm và là người người đầu tiên quan sát thấy các vi khuẩn và động vật nguyên sinh mà ông gọi là 'animalcules' (những động vật nhỏ bé). Ngày nay, những phát hiện này của van Leeuwenhoek được biết đến là "Vi sinh vật".
Van Leeuwenhoek cũng là người đầu tiên ghi lại các quan sát bằng kính hiển vi những sợi cơ bắp, vi khuẩn, tinh trùng, dòng chảy của máu trong huyết mạch.
Trong suốt cuộc đời, van Leeuwenhoek đã chế tạo ra hơn 500 thấu kính quang học. Ông cũng tạo ra hơn 400 loại kính hiển vi khác nhau, tuy nhiên chỉ có 9 loại hiện còn tồn tại. Các kính hiển vi của ông được làm từ bạc hoặc đồng đỏ được lắp với các thấu kính. Những loại kính hiển vi còn tồn tại có thể phóng đại lên đến 275 lần. Nhiều thông tin còn phỏng đoán rằng van Leeuwenhoek còn sở hữu những loại kính hiển vi có khả năng phóng đại lên đến 500 lần. Những đóng góp của van Leeuwenhoek và các công trình của ông đã được đánh giá là những thành tựu vĩ đại của ngành vi sinh vật học.
---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào: