Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

100 KHOA HỌC GIA (31-35)



100 KHOA HỌC GIA (31-35)
Sưu tầm
31  Joseph J. Thomson    
Tập tin:Jj-thomson2.jpg                              

Sir Joseph John “J.J.” Thomson (18 tháng 12 năm 1856 - 30 tháng 8 năm 1940) là nhà vật lý người Anh, người đã công phát hiện ra điện tử (electron) và chất đồng vị đồng thời phát minh ra phương pháp phổ khối lượng. Ông được trao giải thưởng Nobel vật lý năm 1906 cho công trình khám phá ra điện tử.
32  Max Born               
 Tập tin:Max Born.jpg
Max Born (11 tháng 12 năm 1882 – 5 tháng 1 năm 1970) là một nhà vật lý và một nhà toán học người Đức. Ông được trao giải Nobel Vật lý vào năm 1954.
33  Francis Crick         
Tập tin:Francis Crick.png
Francis Harry Compton Crick (8 tháng 6 năm 1916 – 28 tháng 7 năm 2004) là một nhà sinh vật học, vật lý học phân tử người Anh, ông cũng là một nhà bác học nghiên cứu về hệ thần kinh. Francis Crick được biết đến nhiều nhất với công trình đồng phát hiện ra cấu trúc phân tử ADN năm 1953. Ông cùng James D. Watson và Maurice Wilkins đã đồng nhận giải Bobel về sinh lý và y khoa.
Dựa trên một nghiên cứu nhiễu xạ tia X của Rosalind Franklin, Crick và Watson đã chỉ ra rằng phân tử DNA có hình dạng như một cầu thang xoắn ốc. Bốn nhân tố hóa học khác nhau tạo nên các “bậc thang” trong chuỗi xoắn kép và lặp lại với một trình tự đa dạng, tạo nên mã di truyền. Mã di truyền có trong gen – đơn vị mã hoá cho các protein. Protein chính là chất đảm nhiệm hầu hết các chức năng của một hệ thống sống.
Crick là một nhà sinh vật học phân tử có đóng một vị trí quan trọng trong nghiên cứu về giải mã di truyền.
34  Enrico Fermi         
 Tập tin:Enrico Fermi 1943-49.jpg
Enrico Fermi (29 thánh 9 năm 1901 – 28 tháng 11 năm 1954) là nhà vật lý học người Ý nổi tiếng phần lớn do công việc về phân rã bêta, phát triển của lò phản ứng hạt nân đầu tiên, và phát triển lý thuyết lượng tử. Fermi đoạt giải thưởng Nobel vât lý năm 1938 do công việc gây ra tính phóng xạ.
Tên của ông được đặt cho các hạt fermion, là các hạt có spin bán nguyên.
35  Leonhard Euler     
 Tập tin:Leonhard Euler 2.jpg
Leonhard Euler (15 tháng 4 năm 1707 – 18 tháng 9 năm 1783) là một nà toán học và nhà vật lý học Thụy Sĩ. Ông cùng với Archimedes và Newton được xem là một trong những nhà toán học lừng lẫy nhất. Ông là người đầu tiên sử dụng từ :hàm số” (được Gottfried Leibniz định nghĩa trong năm 1694) để miêu tả một biểu thức có chứa các đối số, như y = F(x). Ông cũng được xem là người đầu tiên dùng vi tích phân trong môn vật lý. Ông sinh và lớn lên tại Basel, và được xem là thần đồng toán học từ thưở nhỏ. Ông làm giáo sư toán học tại Sankt-Peterburg, sau đó tại Berlin, rồi trở lại Sankt-Peterburg. Ông là nhà toán học viết nhiều nhất: tất cả các tài liệu ông viết chứa đầy 75 tập. Ông là nhà toán học quan trọng nhất trong thế kỷ 18 và đã suy ra nhiều kết quả cho môn vi tích phân mới được thành lập. Ông bị mù hoàn toàn trong 17 năm cuối cuộc đời, nhưng khoảng thời gian đó là lúc ông cho ra hơn nửa số bài ông viết.
Tên của ông đã được đặt cho một miệng núi lửa trên Mặt Trăng và cho tiểu hành tinh 2002 Euker.
---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào: