Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

100 KHOA HỌC GIA (11-15)



100 KHOA HỌC GIA (11-15)
Sưu tầm
 
11  Michael Faraday    
Michael Faraday ( 22/9/1791 – 25/8/1867) là một nhà hóa học và vật lý học người Anh (hoặc là nhà triết học tự nhiên, theo thuật ngữ của thời đó) đã có công đóng góp cho lĩnh vực Điện từ học và Điện hóa học.
Faraday nghiên cứu về trường điện từ xung quanh một dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua. Khi nghiên cứu những vấn đề này, Faraday đã thành lập khái niệm cơ bản về trường điện từ trong vật lý, rồi sau đó được phát triển bởi James Maxwell. Ông ta cũng khám phá ra cảm ứng điện, nghịch từ và định luật điện phân. Ông chứng minh rằng từ học có thể tác động lên các tia của ánh sáng. Những sáng chế của ông ta về những thiết bị có điện trường quay đã đặt nền móng cho công nghệ động cơ điện, và ông có công lớn khi làm cho điện có thể sử dụng trong ngành công nghệ.
Về mặt hóa học, Michael Faraday phát hiện ra benzene, nghiên cứu về clathrate hydrate, sáng chế ra hình dạng đầu tiên của đèn Bunsen và hệ thống chỉ số oxi hóa, và công bố các thuật ngữ như anode, cathode, electrode và ion.
Mặc dù Faraday được đào tạo ở trường rất ít và biết ít về toán cao cấp, như phép giải tích, nhưng ông ta là một trong những nhà khoa học có uy tín trong lịch sử. Các nhà nghiên cứu về lịch sử của khoa học cho rằng ông là người chủ nghĩa thực nghiệm tốt nhất trong lịch sử khoa học Đơn vị SI của tụ điện, farad, được đặt theo tên của ông, cũng như hằng số Faraday, điện tích trong một đơn vị mole của electron  (khoảng 96,485 coulomb). Định luật cảm ứng Faraday nói rằng luồng điện từ thay đổi trong thời gian nhất định tạo ra một lực điện động tỷ lệ.
Faraday là vị giáo sư hóa học Fullerian đầu tiên và lỗi lạc nhất của Viện Hoàng Gia Anh Quốc, đã giữ vị trí trong suốt cuộc đời.
Albert Einstein đã dán tấm hình của Faraday lên phòng học của mình cùng với những tấm hình của Isaac Newton và James Clerk Maxwell.
Faraday là người sùng đạo; ông là thành viên của nhà thờ Sandemanian, một giáo phái cơ đốc được thành lập vào năm 1730 đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối. Người viết tiểu sử về ông đã kết luận rằng "một cảm giác mãnh liệt về Chúa và tự nhiên đã tràn ngập khắp cuộc đời và công việc của Faraday." 


12  James Clerk Maxwell
James Clerk Maxwell (13 tháng 6 năm 1831 ttạEdimnurgh Scotlasnd – 5 tháng 11 năm 1879) là một nhà toán học, một à vật lý học người Scot. Ông đã đưa ra hệ phương trình miêu tả những định luật cơ bản về điện trường và từ trường được biết đến với tên gọi phương trình Maxwell. Đây là hệ phương trình chứng minh rằng điện trường và từ trường là thành phần một trường thống nhất, điện từ trường. Ông cũng đã chứng minh rằng trường điện từ có thể truyền đi trong không gian dưới dạng sóng với tốc độ không đổi là 300 000 km/s, và đưa ra giả thuyết rằng ánh sáng là sóng điện từ.
Có thể nói Maxwell là nhà vật lý học thế kỷ 19 có ảnh hưởng nhất tới nền vật lý của thế kỷ 20, người đã đóng góp vào công cuộc xây dựng mô hình toán học mới của nền khoa học hiện đại. Vào năm 1931, nhân kỉ niệm 100 ngày sinh của Maxwell, Albert Einstein đã ví công trình của Maxwell là "sâu sắc nhất và hiệu quả nhất mà vật lý học có được từ thời của Isaac Newton”.

     
13  Claude Bernard
Claude Bernard ( 12 tháng 7 năm 1813 – 10 tháng 2 năm 1878) là một nhà sinh lý học người Pháp. Ông được nhà sử học I. Bernard Cohen của Đại học Harvard gọi là "một trong những người đàn ông vĩ đại nhất của khoa học"[1] Một trong những thành tựu của ông là lần đầu tiên đề nghị việc ứng dụng các thử nghiệm mù (blind experiment) để đảm bảo tính khách quan của việc nghiên cứu khoa học.. Ông là người đầu tiên định nghĩa thuật ngữ milieu intérieur; (giới khoa học hiện nay gọi là cân bằng nội môi (homeostasis), do Walter B. Cannon đưa ra).
14  Franz Boas
File:FranzBoas.jpg
Franz Boas (ngày 09 tháng bảy năm 1858 - 21 tháng 12 năm 1942) là nhà nhân chủng học và là nhà tiên phong hiện đại của nhân loại học đã được gọi là "Cha của Mỹ Nhân học"  và "Cha của Nhân chủng học hiện đại". Giống như người tiên phong, ông được đào tạo trong các ngành khác, ông đã nhận được học vị tiến sĩ vật lý, và đã làm việc trong vị trí địa lý. Ông đã áp dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu về nền văn hóa và xã hội của con người, trước đây kỷ luật này được dựa trên việc xây dựng lý thuyết lớn xung quanh kiến thức giai thoại.
Boas tổng hợp phương pháp tiếp cận của ông đối với nhân học và văn hóa dân gian bằng cách nói: "Trong quá trình thời gian, tôi đã bị thuyết phục rằng một điểm duy vật, cho một nhà vật lý là một trong rất thực tế, là không thể chấp nhận này đã cho tôi một điểm mới của và tôi công nhận tầm quan trọng của nghiên cứu sự tương tác giữa hữu cơ và vô cơ, trên tất cả các mối quan hệ giữa cuộc sống của người dân và môi trường vật lý của họ ".

 Tập tin:Bundesarchiv Bild183-R57262, Werner Heisenberg.jpg

15  Werner Heisenberg
Werner Karl Heisenberg (5 tháng 12 năm 1901 – 01 tháng 02 năm 1976) là một nhà vật lý nổi danh của thế kỷ 20. Ông là một trong những người sáng lập ra thuyết cơ học lượng tử và đoạt giải Nobel vật lý năm 1932.

Ông sinh ra ở Würzburg, Đức và qua đời tại München. Heisenberg là người đứng đầu của Dự án năng lượng nguyên tử của Đức, mặc dù bản chất của dự án này, và các công việc của ông trong vị trí này vẫn còn đang được tranh cãi. Ông nổi tiếng nhất với việc khám phá ra một trong những nguyên lý quan trọng nhất của vật lý hiện đại, nguyên lý bất định của Heisenberg.

Ông là bạn thân với một nhà vật lý nổi tiếng khác Niels Bohr..
Theo Listverse
---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào: