RẮN ĐỘC
Sưu tầm
Rắn độc là các loài rắn có nọc độc, chúng sử dụng nước bọt, chất độc tiết qua
những chiếc nanh trong miệng chúng để làm tê liệt hoặc giết con mồi (ngược lại,
đa số loài rắn không độc xiết con mồi đến chết). Nọc độc rắn có thể là độc tố
thần kinh hoặc độc tố máu. Độc tố thần kinh tấn công hệ thần kinh trong khi độc
tố máu tấn công hệ tuần hoàn. Rắn độc gồm một vài họ và không có sự phân chia
chính thức dùng trong trong phân loại. Rắn độc thuộc các họ Elapidae,
Viperidae, Hydrophiidae và Attractaspididae (và một số từ họ Colubridae) là
loài rắn có nọc độc lớn.
Rắn độc sử dụng độc tố máu thường có nanh tiết chất độc ở trước miệng,
giúp chúng dễ dàng tiêm thẳng chất độc vào nạn nhân. Rắn sử dụng độc tố thần
kinh, như loài rắn cây đước độc tính cao, có nanh nằm ở phía sau miệng đồng
thời nanh cong về phía sau. Điều này gây khó khăn cho rắn để sử dụng nọc cũng
như cho các nhà khoa học muốn lấy chúng.
Rắn độc bao gồm một số họ rắn và không hình thành một nhóm phân loại duy
nhất. Điều này đã được giải thích có nghĩa là nọc độc ở rắn có nguồn gốc nhiều
hơn một lần như là kết quả của sự tiến hóa hội tụ. Bằng chứng gần đây đã được
trình bày giả thuyết Toxicofera.
Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200
loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ.
Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.
Rắn lục von-gen (Viridovipera vogeli). Đỉnh đầu và thân của loài này màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn.
Giới khoa học chưa tìm hiểu rõ về thức ăn của rắn lục miền nam. Chúng thường ăn
đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m
đến 1.500 m. Loài rắn này sống ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng.
Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae). Theo Wikipedia, rắn lục đầu bạc được xem là một trong các loài rắn độc
nguyên thủy nhất. Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với
cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới
1.000 m. Tại Việt Nam, rắn lục đầu trắng phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phú, Lạng
Sơn. Số lượng của loài này ngoài tự nhiên còn rất ít.
Rắn lục Trùng Khánh (Protobothrops trungkhanhensis). Đây là loài đến nay giới khoa học mới phát hiện ở khu bảo tồn thiên
nhiên Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam. Rắn lục Trùng Khánh dài khoảng
70 cm, khá nhỏ so với những loài thuộc chi Protobothrops. Chúng sống ở độ cao
500 – 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới.
Rắn hổ mang xiêm (Naja siamensis) hay còn gọi là rắn hổ mang bành. Chúng là loài rắn có nọc độc gây chết
người. Rắn hổ mang thường tấn công khi bị khiêu khích hay đe dọa. Ai bị loài
rắn độc này cắn thì chỉ khoảng 30 phút sau sẽ tử vong do chất độc làm suy hô
hấp, dẫn đến ngạt thở và làm tê liệt hoạt động của cơ hoành. Hổ mang thường ăn
chuột, chim và ếch. Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ và miền Nam.
Rắn biển (Hydrophiinae). Chúng thuộc nhóm rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển, mặc
dù chúng đã tiến hóa từ tổ tiên sống trên mặt đất. Đặc điểm chung của rắn biển
là có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như những con lươn. Không giống
như cá, rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở.
Các loài rắn biển thường có nọc độc mạnh. Tại Việt Nam các loài rắn biển có
nhiều tên gọi khác như rắn đẻn, rắn đẻn biển. Chúng có mặt tại nhiều vùng biển
khác nhau của Việt Nam.
Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) hay còn gọi là rắn cạp nia hoặc rắn mai gầm thuộc họ Rắn hổ (Elapidae).
Đây là một trong những loài rắn cực độc, dù chúng ít khi chủ động tấn công con
người nhưng nếu ai đó không may bị chúng cắn, nọc độc có thể giết chết nạn nhân
chỉ trong vòng vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời. Chúng sống phổ biến ở
đồng bằng, trung du và miền núi Việt Nam. Chúng kiếm ăn về ban đêm, bắt
các loài rắn khác, đôi khi ăn cả thằn lằn.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét