LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
6 – LÀNG PHÙ LÃNG – GỐM MỸ NGHỆ
---o0o---
Làng gốm Phù Lãng ngay bên sông Cầu êm đềm.
Cách Hà Nội 70 km, nằm bên bờ sông Cầu thơ mộng, làng gốm Phù Lãng ngay
sát chân một quả đồi với những đường làng quanh co. Các sản phẩm mang tính gia
dụng như niêu đất, chum, vại, lọ, bình, tiểu, quách…
Những sản phẩm chum, vại, lọ, bình… tại làng gốm Phù Lãng, huyện Quế Võ
(Bắc Ninh) được các nghệ nhân chau chuốt, mang vẻ đẹp dân tộc. Đây là một trong
ba trung tâm gốm cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Những người thợ say mê làm gốm.
Những chuyến phà chở
đất sét về làng từ xã Yên Tập, huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
Gốm Phù Lãng có ưu thế ở chất men màu tự nhiên, bền và lạ, dáng gốm mộc
mạc, thô phác, nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất và đậm nét
điêu khắc.
Đất sét chất đống trước cửa nhà.
Làng Phù Lãng thường sử dụng đất sét đỏ. Đất được ngâm làm chín mềm, sau
4 giờ có thể nhào nặn.
Từ xưa đến nay, Phù Lãng vẫn được xem là một vùng quê đẹp của đất Kinh
Bắc và "sơn thủy hữu tình". Cả làng tựa vào chân đồi, với dòng sông
Cầu thơ mộng bao quanh, bến nước Phù Lãng ngày đêm tấp nập thuyền bè qua lại
nối liền hai bến bờ Bắc Ninh và Bắc Giang.
Công đoạn đầu tiên là việc vần, chuốt cho đất. Công đoạn đầu tiên là việc vần, chuốt cho đất.
Một chiếc vại đang được hình thành dưới bàn tay thủ công.
Phù Lãng bây giờ vẫn làm gốm nhưng không đông đúc như trước đây và cũng
không đơn thuần chỉ sản xuất gốm cổ nữa. Những nghệ nhân trẻ, năng động trong
làng tìm đến dòng gốm mỹ nghệ như một sự bắt kịp thời đại. Gốm được bày khắp
nơi: trong xưởng, ngoài ngõ, cả gốm cổ và gốm mỹ nghệ.
Vẽ họa tiết
Qua vài lần hỏi đường tôi tìm đến nhà sản xuất gốm của bà Thơ, người cao
tuổi nhất trong làng còn làm gốm. Giữa cái nắng oi ả, bàn tay cụ bà 76 tuổi vẫn
chuốt gốm đều đặn. Bà nói: "Làm cái này thì làm gì có thời gian, muốn làm
lúc nào thì làm, lúc nào nghỉ thì nghỉ".
Vào màu cho sản phẩm, đòi hỏi sự chau chuốt, tỉ mỉ
Bà chỉ tay vào trong buồng: "Ðây, anh xem hàng thì vào trong ấy mà
xem, nhà tôi chỉ làm loại này thôi". Gốm nhà bà Thơ làm là loại gốm sành
cổ, chủ yếu là các loại tiểu, chum, vại, niêu, những loại này được làm thủ công
hoàn toàn vì vậy chỉ với men da lươn truyền thống, nhưng mỗi sản phẩm lại có sự
khác nhau về độ đậm nhạt mầu men.
Một sinh viên trường Mỹ thuật cũng tìm đến làng Phù Lãng để tạo hình
nghệ thuật từ đất sét.
Loại gốm sành cổ không thật bắt mắt, vẻ đẹp của nó nằm ngay trong đất và
lớp men giản dị. Cũng bởi vẻ đẹp "dân dã" ấy mà đến bây giờ nhiều
khách hàng từ xa vẫn tìm đến nhà bà Thơ mua gốm. Bà cho biết những mẫu mã gốm
mà nhà bà đang làm phải có từ hàng trăm năm trước, thời ông bà của bà đã làm
những loại này rồi. Theo bà, gốm các cụ làm ngày xưa rất cẩn thận, có độ mỏng
đẹp hơn nhiều so với gốm bây giờ.
Bà còn kể lại cho tôi nghe câu chuyện cái chum các cụ làm ngày xưa để
giữ hài cốt cụ tổ dòng họ Trần. Ðó là cái chum đẹp nhất từ xưa đến nay mà thời
này cũng chưa làm được thế. Khi tôi hỏi tại sao bà không chuyển sang làm gốm mỹ
nghệ đỡ vất vả mà thu nhập lại cao hơn, bà cười hiền từ: "Tôi già rồi, chỉ
thích làm loại cổ này thôi, loại khác để bọn trẻ nó làm". Chính những
người như bà Thơ đã lưu giữ vốn cổ gốm Phù Lãng cho tới ngày nay.
---ooo0ooo--
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét