Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

NHỮNG THÀNH PHỐ CỔ (2/3)



NHỮNG THÀNH PHỐ CỔ VĨ ĐẠI NHẤT TRONG LỊCH SỬ (2/3)
VnExpress.net – Theo Infonet

Nhiều thành phố từng đạt đến sự phát triển đỉnh cao từ kinh tế đến quân sự, văn hóa, nhưng nay chỉ còn lại dấu vết của thời kỳ hoàng kim do những biến động của lịch sử.

4 – Babylon
File:Babylon, 1932.jpg
Babylon, thành phố số một thế giới năm 700 trước Công nguyên. Thành phố nổi tiếng này xây dựng khoảng 2.500 trước Công Nguyên và trở thành trung tâm lớn của nền văn minh Lưỡng Hà trong 500 năm sau, khi Hammurabi - vị vua đầu tiên của đế quốc
Babylon tạo dựng nên thủ đô của ông. Thành phố Babylon bị người Assyria phá hủy thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, sau đó nó lại bị phá hủy vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên sau cái chết của Alexander đại đế.
5 – Carthage
Carthage, thành phố có vị thế số 1 thế giới vào khoảng năm 300 trước Công nguyên. Carthage duy trì vị thế thành phố vĩ đại nhất thế giới trong một thời gian ngắn trước khi trở thành tro tàn năm 146 trước Công nguyên bởi người Roman. Giống như các tiền đồn hay thành phố khác thời La Mã cổ đại, phế tích Carthage của Tunisia vùng Bắc Phi phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển để đạt đến sự thịnh vượng mà nó từng có.
Ban đầu nơi đây chỉ là một thị trấn nhỏ xây dựng trên đống đổ nát tạo ra bởi các cuộc chiến tranh và khi trở về thuộc địa của người La Mã nơi đây thật sự huy hoàng nhất. Các công trình dân sinh như đường sá, cầu cống, hệ thống dẫn nước, các tòa nhà công cộng được xây dựng lên thì cả thị trấn nhỏ bé ấy phình to ra thành một thành phố lớn.
 6 – Rome
Rome, giữ vị trí quán quân năm 200. Từ vị thế khiêm tốn của một ngôi làng nhỏ ở Italy 1.100 năm trước đó, bước sang thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên cho đến vài trăm năm sau, thành Rome trở thành thủ đô của Đế chế La Mã hùng mạnh nhất thế giới, và là trung tâm cai quản một miền đất rộng lớn kéo dài từ Bắc Âu qua Địa Trung Hải đến Ai Cập.
Hai thế kỷ sau của đế quốc La Mã được coi là thời kỳ vững vàng và thịnh vượng nhất của lịch sử nhân loại từ trước đó tới lúc bấy giờ, ảnh hưởng của La Mã ăn sâu vào Tây Âu.
---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào: