NƯỚC UỐNG
---o0o---
Nước uống
và 9 điều cần nhớ
---o0o---
Không phải ai cũng cần phải uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày. Nước nóng hay
lạnh không gây khác biệt gì cho cơ thể. Ngoài ra, nước cũng có thể bị thiu. Sau
đây là những gì bạn nên biết về nước uống. Cần uống bao nhiêu?
Với hầu hết mọi người, không phải là 8 cốc. Vào năm 2002, Heinz Valtin,
chuyên gia về thận tại trường Y Dartmouth, Mỹ, đã dành gần một năm để tìm kiếm
bằng chứng cho lời tuyên bố “cần uống 8 cốc nước mỗi ngày” và cuối cùng thất
bại. “Chúng tôi chẳng tìm thấy một chứng cớ khoa học nào cho lời khuyên này”,
Valtin nói.
Vì vậy chúng ta cần uống bao nhiêu? “Nó phụ thuộc vào kích cỡ cơ thể bạn
cũng như mức độ hoạt động”, Kristin Reimers, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng con
người tại Omaha,
Mỹ, cho biết. Bạn có thể biết được mình uống đủ hay không bằng cách nhìn vào
màu nước tiểu. Màu vàng nhạt chứng tỏ bạn đủ nước. Còn nếu không hãy lắng nghe
cơn khát của mình. “Cơ thể chúng ta có một khả năng tuyệt vời là thông báo cho
ta biết khi nào cần nước”, Valtin nói. “Không nhất thiết cứ phải ép mình uống
nước”.
Nước
uống và 9 điều cần nhớ
Các loại đồ uống khác có tính đến?
Có. Nước quả, sữa, soda và các chất lỏng khác đều giúp cung cấp nước cho
cơ thể. Kể cả đồ uống có caffein – từ lâu bị buộc tội là làm cơ thể mất nước –
cũng được tính đến. Trong một nghiên cứu do Trung tâm dinh dưỡng con người thực
hiện vào năm 2000, những người tham gia được uống đơn thuần nước trắng hoặc kết
hợp với các đồ uống có caffein khác. Kết quả cho thấy bất kể họ uống thứ gì, họ
đều nạp vào cơ thể một lượng nước như nhau. Thực phẩm cũng là một nguồn chất
lỏng dồi dào khác. Trái cây và rau quả có thể chiếm tới 95% lượng nước. Các nhà
dinh dưỡng đã ước tính chúng ta có thể thu được 2 đến 4 cốc nước mỗi ngày từ
thức ăn.
Có thể uống rất nhiều nước không?
Bạn có thể nhưng không chắc làm được. “Hệ thống cân bằng nước của cơ thể
chúng ta rất nhạy cảm và chính xác nên trường hợp ngộ độc nước khó có thể xảy
ra”, Valtin nói.
Nước máy có an toàn không?
Thông thường nó an toàn. Nhưng chất lượng của nó phụ thuộc vào nguồn
nước, cách xử lý, hệ thống phân phối cũng như đường ống mà nó chảy qua, vì vậy
bạn cần phải biết chắc cái gì chảy ra từ vòi nước nhà mình.
Có nên mang nước đi thử?
Cho dù nhà cung cấp nước đảm bảo cho bạn thì bạn vẫn muốn thử hàm lượng
chì và arsen trong nước, bởi những chất này có thể gây hại cho sức khỏe gia
đình bạn. Đôi khi sự nhiễm chì đến từ đường ống trong chính các gia đình, vì
vậy những gì người ta tuyên bố không hẳn chính xác.
Có nên sử dụng máy lọc?
Nếu bạn biết rằng nước của mình có nhiễm chì, arsen hay các chất độc hại
khác thì nên mua một thiết bị lọc. Ngoài ra phụ thuộc vào việc bạn muốn lọc thứ
gì để mua một máy lọc cho phù hợp.
Nước đóng chai có tốt hơn không?
Không hẳn. Nước đóng chai không hẳn tốt hơn, sạch hơn, hay an toàn hơn
nước máy và cũng có vấn đề của chính nó. Trong một cuộc kiểm tra vào năm 2000
tại Mỹ, người ta đã tìm thấy 1/3 các chai nước có hàm lượng nhiễm độc vượt mức
an toàn cho phép.
Nhiệt độ nước có quan trọng?
Cho dù bạn uống nước lạnh hay ấm thì nó cũng không tạo sự khác biệt gì
cho cơ thể. Nhưng không nên sử dụng nước nóng lấy trực tiếp từ vòi, nó sẽ mang
theo nhiều chì hơn là nước lạnh. Nên để nước nguội trong ít nhất 60 giây.
Nước có bị thiu?
Có. Chính xác hơn là những thứ trong đó sẽ bị hỏng. Nước là môi trường
tuyệt vời cho vi khuẩn. Vì vậy hãy nghĩ lại trước khi uống nước từ một chai
nước dở có từ ngày hôm kia. Một nghiên cứu tại Canada đã tìm thấy hàm lượng vi
khuẩn cao có trong những chai nước dùng dở không được tiệt trùng. Hãy rửa chai
bằng nước ấm với xà phòng. Đặt chai nước trong chỗ tối và mát bởi ánh sáng và
hơi nóng sẽ làm hỏng chai
---o---
9 điều "không nên" khi uống nước.
1. Nước vừa đun sôi
uống liền
Uống nước đun sôi là
thói quen tốt, nhưng bạn có biết không thể uống nước ngay khi nó vừa được đun
sôi? Bởi nước sinh hoạt chúng ta dùng hàng này đều đã thông qua khử trùng bằng
clo, mà clo kết hợp với chất hữu cơ sẽ lưu lại trong nước, sinh ra các hợp chất
gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform.
Khi đun nước, bạn nên
chú ý 3 điều:
- Sau khi lấy nước vào
ấm nên để một lúc rồi hãy đun;
- Nước sắp sôi thì mở
nắp ra;
- Cuối cùng, đợi nước
sôi sau 3 phút mới tắt bếp.
Làm đúng quy trình này
sẽ giúp lượng clo trong nước giảm đạt mức tiêu chuẩn an toàn. Đấy mới gọi là
nước sôi "chính hiệu" bạn ạ.
2. Không bao giờ
rửa bình lọc nước
Nước đóng bình hay
bình lọc nước vốn được sử dụng rất nhiều không chỉ trong gia đình mà còn ở các
nơi công cộng, nhưng thường mọi người chỉ uống chứ ít khi nghĩ đến chuyện... cọ
rửa chúng cho sạch định kỳ. Nước trong bình lọc nhìn tưởng là sạch nhưng thực
tế, mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng.
Lời khuyên của các
chuyên gia là tốt nhất bạn nên rửa bình lọc nước mỗi tháng 1 lần, mùa hè 2
tuần một lần.
3. Uống nước đun
lại nhiều lần
Ngày nay, các gia đình dùng nước đun bằng ấm điện ngày càng nhiều, có những gia
đình do đun nước sôi, nhưng uống một lần không hết, đến lúc nguội lại tiếp tục
đun sôi để uống tiếp mà không hề biết rằng, nước đun sôi lại nhiều lần đặc
biệt không nên uống.
4. Thích dùng nước
đóng chai
Nước đóng chai khá
thuận tiên, mở nắp là có thể uống, nên ngày càng được mọi người ưa dùng. Tuy
nhiên, vỏ chai đóng nước có chất liệu là nhựa PET, thường có chứa chất dễ khiến
cơ thể bị nhiễm độc mãn tính. Đặc biệt là khi nước đóng chai để ở nhiệt độ cao,
hoặc sau khi mở nắp không uống hết kịp thời. Vì vậy, nếu bạn vẫn thích uống
nước đóng chai, bạn nên nhớ không được để nước ở môi trường nhiệt độ cao,
phơi dưới ánh sáng mặt trời, hoặc để ở cốp xe.
5. Đợi khát mới uống
Đợi đến khi khát khô
cổ họng mới bắt đầu tiếp nước cho cơ thể thì lúc ấy cơ thể của bạn đã bị mất 1%
nước rồi. Uống nước không phải chỉ để thỏa mãn cơn khát, mà còn để góp vào quá
trình tham gia trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn.
Thời gian dài thiếu
nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến bệnh tim, huyết quản.
Ngoài ra, càng không
chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, cơ thể người sẽ ngày càng
khô. Cho nên bất kể khát hay không, bạn đều cần kịp thời thêm nước cho cơ thể.
6. Uống nước có ga
thay nước
Nước đóng chai khá
thuận tiện, mở nắp là có thể uống, nên ngày càng được mọi người ưa dùng. Tuy
nhiên, vỏ chai đóng nước có chất liệu là nhựa PET, thường có chứa chất dễ khiến
cơ thể bị nhiễm độc mãn tính. Đặc biệt là khi nước đóng chai để ở nhiệt độ cao,
hoặc sau khi mở nắp không uống hết kịp thời. Vì vậy, nếu bạn vẫn thích uống
nước đóng chai, bạn nên nhớ không được để nước ở môi trường nhiệt độ cao,
phơi dưới ánh sáng mặt trời, hoặc để ở cốp xe.
Nước trắng không có
vị, chi bằng uống các loại nước khác thích hơn, rất nhiều người vì thế đã chọn
các loại nước uống có ga, chứa chất kích thích để dùng thay thế nước, vô tình
tốn tiền mua bệnh vào người.
Nước có ga không có tác dụng thêm nước cho cơ thể, mà nó còn làm giảm sự ngon miệng, giảm ham muốn uống nước, ảnh hưởng đến hô hấp và tiêu hóa. Nếu nhất định phải uống nước có vị, bạn cũng cần tuân theo thể chất cơ thể để có những thay đổi thích hợp.
Nước có ga không có tác dụng thêm nước cho cơ thể, mà nó còn làm giảm sự ngon miệng, giảm ham muốn uống nước, ảnh hưởng đến hô hấp và tiêu hóa. Nếu nhất định phải uống nước có vị, bạn cũng cần tuân theo thể chất cơ thể để có những thay đổi thích hợp.
Như người bị táo bón
nên uống nước mật ong hoặc nước ép rau quả, để tăng sự họat động của
ruột; còn người bị dạ dày, lạnh bụng, cần ít uống trà tính lạnh, hoa quả,
nên uống nhiều trà ấm, như trà gừng chẳng hạn…
7. Ngủ dậy không
uống nước, đến già mới hối hận
Mỗi sáng ngủ dậy việc
đầu tiên bạn cần làm là uống một cốc nước. Thực sự, cốc nước buổi sáng có
ý nghĩa "cứu mạng" rất lớn, mọi người nên hết sức chú ý.
Cơ thể sau một đêm
trao đổi, chất thải trong cơ thể cần được rửa sạch. Hơn nữa, một cốc nước sẽ
làm giảm độ đặc của máu, giúp tăng cường khả năng lưu thông máu của cơ
thể.
8. Ăn mặn xong
không uống nước ngay
Ăn quá mặn sẽ dẫn đến
huyết áp cao, cũng có thể làm cho sự tiết nước bọt giảm, miệng bị niêm mạc phù
nề… Nên sau khi ăn mặn, bạn cần uống nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng
đơn thuần hoặc nước chanh, không nên uống sữa và nước uống có
đường, bởi thành phần đường cũng sẽ làm tăng khát. Sữa đậu nành cũng
là sự lựa chọn khá tốt, bởi trong đó có trên 90% là nước.
9. Trước khi đi ngủ không uống nước
Trước khi ngủ không
cần phải uống quá nhiều nước, nhưng nên uống một hai ngụm nhỏ. Khi ngủ, do
thành phần nước trong cơ thể mất đi, khiến cho nước trong máu giảm, độ dính của
máu tăng cao. Ngoài ra, vào những ngày khô, nước còn có tác dụng làm nhuận
đường hô hấp, giúp bạn ngủ ngon hơn.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét