Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

DI SẢN TG TẠI BA LAN (2/2)

DI SẢN THẾ GIỚTẠI BA LAN (2/2)
BKTT Wikipedia
-o0o-
Trại tập trung Auschwitz-Birkenau 
Trại tập trung Auschwitz hay Nhà tù Auschwitz là trại lớn nhất trong các trại tập trung của Đức quốc xã Trại này nằm ở  Ba Lan và được đặt tên theo thành phố Oswiecim  gần đó, cách Krakow  50 km về phía Tây, cách thủ đô Warszawa  286 km. Trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan năm 1939 , Oświęcim sáp nhập vào Đức và đổi tên thành Auschwitz.
Khu tổ hợp trại tập trung này bao gồm 3 trại chính: Auschwitz I- trung tâm hành chính; Auschwitz II (Birkenau)- Trại hủy diệt (Vernichtungslager) và Auschwitz III (Monowitz)- trại lao động.
Ngoài ra còn có khoảng 40 trại vệ tinh, một số nằm cách các trại chính hàng chục cây số, với số lượng tù nhân từ vài tá đến vài nghìn người.
Số lượng người đã bị giết chết tại đây chưa được biết chính xác. Tại Tòa án Nurnberg, chỉ huy trại, Rudolf Hoss , đã khẳng định con số này là ba triệu người. Năm 1990, Viện bảo tàng Quốc gia Auschwitz-Birkenau xét lại số liệu này. Các tính toán mới đã cho ra kết quả trong khoảng 1,1-1,6 triệu khoảng 90% số người Do Thái  của gần như tất cả các nước tại Châu Âu.
Thị trấn thời trung cổ Toruń
Torun mt thành ph min bc Ba Lan, bên sông Vistula, vi dân s trên 205.934 người vào thi đim tháng sáu năm 2009. Torun là mt trong nhng thành ph c nht và đp nht ti Ba Lan. Ph c thi trung c ca Torun là nơi sinh ca Nicolaus Copernicus. Năm 1997 nó đã được UNESCO đưa vào danh sách ca di sn thế gii.
Kalwaria Zebrzydowska là một thị trấn thuộc huyện Wadowicki, tỉnh Malopolskie ở nam Ba Lan. Thị trấn có diện tích 6 km². Đến ngày 1 tháng 1 năm 2011, dân số của thị trấn là 4.493 người và mật độ 817 người/km².
Thị trấn được thành lập bởi tỉnh trưởng Krakow là Mikols Zebrzyclowski  vào ngày 1 tháng 12 năm 1602. Các công trình cổ kính tại thị trấn được biết đến với tên công viên Kalwaria Zebrzydowska  bao gồm các con đường hành hương, công viên cảnh quan cùng kiến trúc phức hợp), được UNESCO  ghi vào danh sách các di sản thế giới  vào năm 1999.

Các nhà thờ Hòa bình tại Jawor và Swidnica, Ba Lan

Các nhà thờ Hòa bình tại Jawor (Jauer) và Swidnica (Schweidnitz), vùng Silcsia (Ba Lan) được đặt tên theo Hòa ước Westphalia năm 1648, cho phép các tín hữu đạo Tin Lành (Luther) được xây 3 nhà thờ Tin Lành trên phần đất Công giáo Roma trong vùng Silesia. Các nhà thờ này được xây ở khu bên ngoài tường thành, không có tháp chuông cũng như chuông và có các cột cùng khung sườn bằng gỗ, tường bằng đất sét trộn với rơm rạ. Thời gian xây dựng được giới hạn trong vòng 1 năm.
Ba nhà thờ này là các công trình kiến trúc tôn giáo có khung sườn và cột bằng gỗ xen tường xây lớn nhất châu Âu. Bằng các giải pháp kiến trúc và cấu tạo bằng gỗ tiên phong, trước đây chưa hề có, các nhà thờ này đã tồn tại trên 300 năm và là bằng chứng cho sự đòi hỏi quyền tự do tôn giáo, cũng như sự biểu lộ ý thức hệ Tin Lành hiếm hoi trong cách diễn đạt thường liên hệ với giáo hội Công giáo Roma trong Đế quốc Áo của hoàng tộc Habsburg.
Nhà thờ ở Jawor, có kích thước dài 43,5m, rộng 14m và cao 15,7m, chứa được 5.500 người, được xây dựng bởi kiến trúc sư người Breslau (Wroclaw) là Albrecht von Saebisch (1610-1688). Việc xây dựng được hoàn thành năm 1655, trong vòng 1 năm. 200 bức tranh bên trong do Georg Flegel vẽ từ năm 1671-1681. Bàn thờ được làm năm 1672 bởi Martin Schneider, đàn organ nguyên thủy do J. Hoferichter quê ở Legnica (Liegnitz) làm năm 1664 và được thay thế năm 1855-1856 bởi Adolf Alexander Lummert.
Vào thời đó, thành phố này đã thuộc về Vương quốc Phổ của đạo Tin Lành trên 100 năm. Tới năm 1945, do kết quả thất trận của Đức quốc xã trong thế chiến thứ hai, khu vực này thuộc về Ba Lan theo Hiệp ước Postdam.
Ngôi nhà thờ tương tự được dựng lên tại Glogow (Glogau) đã bị cháy rụi năm 1758, nhưng ngôi nhà thờ tại Swidnica vẫn tồn tại cũng như nhà thờ tại Jawor. Cả 2 nhà thờ này đã được trùng tu với sự cộng lác giữa Ba Lan và Đức, và được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2001.
Các nhà thờ bằng gỗ ở nam Tiểu Ba Lan là các nhà thờ làm bằng gỗ ở vùng phía nam Tiểu Ba Lan, trong các làng Dębno Podhalanskie, Binarowa, Blizne, Haczów, Lipnica Murowana, Sękowa. Các nhà thờ này được dựng bằng kỹ thuật sử dụng các cây gỗ tròn, đặt nằm ngang, có từ thời Trung cổ ở Đ6ng Âu và Bắc Âu. .
Các nhà thờ này đã được UNESCO  đưa vào danh sách Di sản thế giới từ năm 2003.
Công viên là vườn lớn nhất và là một trong các vườn theo kiểu Anh nổi tiếng của Đức và Ba Lan . Vườn này bao trùm một diện tích 3,5 km2 trên đất Ba Lan và 2,1 km2 trên đất Đức.
Vườn trảì ra trên cả 2 bờ sông Lusatian Neisse , dòng dông làm thành biên giới giữa 2 nước. Một vùng trái độn rộng 17,9 km2 bao quanh công viên, gồm cả thành phố Bad Muskau  của Đức ở phía tây và thành phố Leiknica  của Ba Lan bên phía đông. Trung tâm vườn là khu trồng rừng từng phần bên bờ phía đông của sông, gọi là The Park on Terraces.
Ngày 2.7. 2004, UNESCO đã đưa Công viên Muskau vào danh sách Di sản thế giới , trong khóa họp thứ 28.
Cung thế kỷ ở Wrocław
Cung Thế kỷ là một tòa nhà lịch sử ở thành phố Wroclaw. Tòa nhà này được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư người Đức Max Berg  từ năm 1911 tới năm 1913, khi thành phố này còn thuộc Đế chế Đức.
Năm 2006, Cung Thế kỷ đã được UNESCO  công nhận là di sản thế giới.
Nhà gỗ Tserkvas trên dãy Carpath ở Ba Lan và Ukraina.
Nhà gỗ Tserkvas trên dãy Carpath ở Ba Lan và Ukraina là một nhóm nhà thờ gỗ Công giáo Đ6ng phương, nhà thờ Chính thống giáo ở Ba Lan và Ukraina  đã được ghi vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO của tại kỳ họp thứ 37 vào tháng 6 năm 2013.
Nằm ở rìa phía đông của Đông Âu, đây là các di sản xuyên quốc gia được lựa chọn là 16 nhà thờ gỗ Tserkvas được xây dựng theo các bản vẽ bằng gỗ từ giữa thế kỷ 16 tới 19 của các cộng đồng của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và tín ngưỡng Công giáo Đông phương. Đây là các đại diện cho những biểu hiện văn hóa của bốn nhóm dân tộc và các đặc tính chính của nhà thờ gỗ. Với các hoa văn trang trí và kỹ thuật xây dựng, các nhà thờ đã phát triển rộng ra khắp khu vực theo thời gian. Các nhà thờ tserkvas là bằng chứng cho một truyền thống xây dựng khác biệt bắt nguồn từ thiết kế giáo hội Chính thống đan xen với các yếu tố truyền thống địa phương. Các nhà thờ tserkvas được xây dựng với đặc trưng về vòm nhà tứ giác hoặc bát giác mở với mỗi một nhà thờ có cấu trúc gồm 3 công trình. Nhà thờ bao gồm các tháp chuông bằng gỗ, của sổ, vòm tròn, các họa tiết trang trí đa màu, nội thất cũng như cổng ra vào, nghĩa địa.

---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào: