Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

DI SÃN TG TẠI BA LAN (1-2)

DI SẢN THẾ GIỚTẠI BA LAN (1/2)
BKTT Wikipedia
-o0o-
Trung tâm lịch sử của Kraków
Kraków là một trong những thành phố cổ nhất và lớn nhất của Ba Lan , dân số năm 2004 là 780.000 (1,4 triệu nếu tính cả các khu lân cận. Thành phố lịch sử này nằm ở bên sông Vistula  (Wisła) tại chân đồi Wawel  ở vùng Tiểu Ba Lan  (Małopolska). Đây là thủ phủ của Krakow Voivodeship từ thế kỷ 14.
Kraków về truyền thống là một trong những trung tâm hàng đầu về khoa học, văn hóa và nghệ thuật của quốc gia này, là nơi sinh sống trước đây của các vua Ba Lan và là một kinh đô của Ba Lan, được nhiều người Ba Lan coi là thủ đô tinh thần do lịch sử của thành phố hơn 1000 năm. Kraków cũng là một trung tâm lớn về du lịch nội địa và quốc tế, thu hút 7 triệu khách mỗi năm.
Mỏ muối Wieliczka, nằm ở thị xã Wieliczka , ở vùng đô thị của thành phố Krakow của Ba Lan , đã được khai thác muối ăn  liên tục từ thế kỷ 13 và vẫn đang sản xuất muối ăn. Đây là một trong những mỏ muối đang hoạt động trên thế giới (mỏ xưa nhất là tại Bochnia , Ba Lan, cách Wieliczka 20 km).
Mỏ có chiều sâu 327 m và dài hơn 300 km.
Mỏ muối Wieliczka có một đoạn đường dài 3,5 km dành cho khách du lịch tham quan các bức tượng của các nhân vật thần thoại lịch sử được chạm khắc trên muối mỏ. Trong mỏ này có các phòng được chạm khắc đẹp, các nhà nguyện và các hồ ngầm và các triển lãm minh họa lịch sử của ngành khai khoáng muối mỏ ở Ba Lan. Mỗi năm có 800.000 du khách tham quan mỏ muối này.
Năm 1978 mỏ muối Wieliczka được UNESCO công nhận là di sản thế giới .
Mỏ muối cùng với các nhà thờ, hồ và các lối đi tạo thành một "thành phố ngầm".
Mỏ muối Hoàng gia Bochnia  Bochnia, Ba Lan. Đây là một phần mở rộng của Mỏ muối Wielivzka  (đã được công nhận vào năm 1978 ), ghi vào danh sách Di sản thế giới năm 2013, để hợp nhất thành di sản Mỏ muối Wieliczka và Bochnia. Các lâu đài của các thợ làm muối Wieliczka cũng đã là tài sản được thêm vào di sản này. Các mỏ muối Wieliczka-Bochnia được khai thác từ thế kỷ 13 và là là mỏ muối lâu đời nhất ở châu Âu . Trải rộng trên 300 km bao gồm các phòng trưng bày với nhà thờ dưới lòng đất, nhà kho... Ngoài ra là các bàn thờ và các bức tượng được tạc vào muối, hành hương tại hai mỏ muối này đưa con người về với quá khứ của một nền công nghiệp lớn đã phát triển cách đây hơn 700 năm.
Mỏ được Bochnia thành lập vào giữa thế kỷ 12 và 13 sau khi muối được phát hiện ở Bochnia, và trở thành một mỏ muối của công ty khai thác mỏ Hoàng gia Krakowskie. Khu mỏ đã đóng cửa một thời gian sau Thế chiến I. Năm 1981, nó được công nhận là di tích, di sản quốc gia.
Hầm mỏ này có chiều dài khoảng 4,5 km (2,8 dặm), chiều sâu bên dưới bề mặt từ 330-468 mét, ở 16 cấp độ khác nhau. August Passage là tuyến đường chính trong mỏ cùng các tuyến đường giao thông vận tải khác nhỏ hơn trong mỏ. Nó chạy từ phía đông đến phía tây của mỏ, kết nối trong một đường hầm ngầm phía dưới kết thúc của hai trục đường Campi và Sutoris. Phần đầu tiên của nó, mở rộng giữa Chute Rabsztyn và trục Campi được xây dựng trong những năm 1723-1743, với một thiết kế của Jan Gottfried. Thành tựu to lớn của ông là đã điều chỉnh các tuyến đường trong mỏ bằng cách đảm bảo chúng thẳng và bằng phẳng. Vì vậy, Passage ngày đó có thể đạt đến chiều dài gần 3 km. Phòng khai quật, trục và các con đường tạo thành một thành phố dưới lòng đất, ngày nay đã mở cửa cho khách tham quan. Căn phòng lớn nhất đã được chuyển đổi thành một viện điều dưỡng.
Trong năm 2010, mỏ muối được đề nghị thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO như là một phần mở rộng của Mỏ muối Wieliczka được công nhận vào năm 1978. Nhưng mỏ muối này phải đến năm 2013 mới chính thức được công nhận.
Trại tập trung Auschwitz hay Nhà tù Auschwitz là trại lớn nhất trong các trại tập trung của Đức quốc xã . Trại này nằm ở Ba Lan  và được đặt tên theo thành phố Oswiecim  gần đó, cách Krakow  50 km về phía Tây, cách thủ đô Warszawa  286 km. Trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan năm 1939, Oświęcim sáp nhập vào Đức và đổi tên thành Auschwitz.
Khu tổ hợp trại tập trung này bao gồm 3 trại chính: Auschwitz I- trung tâm hành chính; Auschwitz II (Birkenau)- Trại hủy diệt (Vernichtungslager) và Auschwitz III (Monowitz)- trại lao động.
Ngoài ra còn có khoảng 40 trại vệ tinh, một số nằm cách các trại chính hàng chục cây số, với số lượng tù nhân từ vài tá đến vài nghìn người[1].
Số lượng người đã bị giết chết tại đây chưa được biết chính xác. Tại Tòa án Nurnberg, chỉ huy trại, Rudolf Hoss , đã khẳng định con số này là ba triệu người. Năm 1990, Viện bảo tàng Quốc gia Auschwitz-Birkenau xét lại số liệu này. Các tính toán mới đã cho ra kết quả trong khoảng 1,1-1,6 triệu, khoảng 90% số người Do Thái  của gần như tất cả các nước tại Châu Âu.
Vườn quốc gia Białowieża là một vườn quốc gia  ở Ba Lan. Đây là một trong những vườn quốc gia lâu đời nhất ở châu Âu, nằm giữa Ba Lan và Belarus. Được lập năm 1921 từ một khu vực vốn là khu săn bắn săn bắn hoàng gia, và trở thành một vườn quốc gia vào năm 1932 dưới cái tên Ba Lan: Park Narodowy w Białowieży, nó được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1977 cho phần thuộc Ba Lan và trong năm 1992 đối với phần thuộc Belarus. Trong thực tế khu vực này được chia thành hai kể từ năm 1945 biên giới giữa Ba Lan và Belarus và thực tế là hai khu riêng biệt, một ở Ba Lan và một ở Belarus, và có tổng diện tích khoảng 163.500 ha.
Trung tâm lịch sử của Warszawa
Warszawa, tên đầy đủ: Thủ đô Warszawa là thủ đô và là thành phố lớn nhất Ba Lan . Thành phố tọa lạc bên sông Vistula , cách bờ biển Baltic và dãy núi Carpathy khoảng 370 km. Dân số năm 2005 khoảng 1.697.596 người, dân số vùng đô thị là 2.879.000. Diện tích thành phố: 516,9 km², diện tích vùng đô thị là 6100,43 km². Thành phố là trung tâm công nghiệp chế tạo, sắt thép, ô tô, điện đồng thời là trung tâm giáo dục với 66 viện nghiên cứu và trường đại học. Thành phố có 30 nhà hát, bao gồm nhà hát nhạc kịch, nhà hát giao hưởng. Warszawa nổi tiếng với Hiệp ước Warszawa của khối Xô viết XHCN trước đây.
Thành phố cổ Zamość
Tọa lạc ở phía Đông Nam Ba Lan, khu phố cổ Zamosc (ảnh) được xây dựng theo phong cách Ý thời kỳ phục hưng. Zamosc là một môi trường đa văn hóa, với những người Do Thái, Mỹ, Hi Lạp cư ngụ tại đây.  
Zamosc  nổi tiếng, với nhiều địa danh thắng cảnh đẹp mắt và tồn tại lâu đời. Nội bật nhất là Quảng trường Chợ, một trong những quảng trường lớn nhất châu Âu vào thế kỷ XVI, với kích thước mỗi bề là 100m. Phía Bắc quảng trường là tòa nhà thị chính, với ngọn tháp đồng hồ cao đến 52m. Kế đến là nhà thờ tòa thị chính tọa lạc ở phía Tây quảng trường, là một trong những nhà thờ trang nhã nhất Ba Lan, với một trong những quả chuông lớn nhất đất nước có lịch sử 300 năm. Khu phố cổ Zamosc được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới trong năm 
Lâu đài Malbork là một lâu đài  cổ được xây dựng bởi dòng họ  của những hiệp sĩ Teutonic  vào thế kỷ 12-13 (từ năm 1274). Lâu đài là điển hình của một pháo đài thời trung cổ  và cũng là toà lâu đài được xây hoàn toàn bằng gạch  theo phong cách kiến trúc Gothique  lớn nhất thế giới với diện tích lên đến 143.591 m². Lâu đài này xuất thân là một pháo đài, xây dựng theo đặt hàng của người Đức . Thời gian đó, công trình này được đặt tên là Marienburg (lâu đài của Mary hay Lâu đài của Maria), thị trấn xung quanh lâu đài cũng được gọi là Marienbur
Lâu đài nằm ở vùng biên giới của châu Âu  trung cổ, lâu đài là nơi khắc ghi truyền thuyết về tình anh em thiêng liêng của những chiến binh  xưa, truyền thuyết về lòng trung thành và nỗi khiếp sợ. Các hiệp sĩ German hiện thân của lòng tin và lòng quả cảm đã làm tròn bổn phận đối với một trong những vương quốc vĩ đại nhất của thời trung cổ ở Châu Âu. Từ những năm 1945 , lâu đài này thuộc về Ba Lan và có tên gọi chính thức là Malbork. Malbork được UNESCO  ghi nhận là di sản văn hóa thế giới vào tháng 12 năm 1997. Đến nay Malbork vẫn hầu như giữ nguyên dáng vẻ hùng vĩ và tráng lệ của mình.

---oooo0ooo--

Không có nhận xét nào: