Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

DI SẢN TG TẠI ẦN ĐỘ (4-10)

DI SẢN THẾ GIỚI TẠI ẤN ĐỘ (4-10)

BKTT WIKIPEDIA

-o0o-

4. Cột sắt Delhi

Cột sắt Delhi là một cây cột sắt  được đúc vào thế kỷ thứ 5 , do Kumara Gupta I thuộc triều Gupta , cai trị bắc Ấn Độ trong giai đoạn 320-540, dựng lên. Ban đầu cột này là một phần thuộc đền Muttra , với thần tượng Garuda  trên đỉnh. Tuy nhiên sau khi ngôi đền Hindu  này bị Qutb-ud-din Aybak  phá hủy để xây dựng Qutub Minar và đền thờ Hồi giáo  Quwwat-ul-Islam, nó là phần duy nhất còn sót lại. Qutub được xây dựng xung quanh cột.
Cột có những dòng chữ cho thấy nó đã được dựng lên làm cột cờ để bày tỏ lòng thành kính tới vị thần Vishnu của đạo Hindu, và tưởng nhớ vị vua Guptalà Chandragupta II  (375-413). Được làm từ 98% sắt rèn không hoàn toàn tinh khiềt 
nó cao 7.21 m và có đường kính  0.41 m. Cột này là minh chứng cho kỹ năng  tinh xảo của thợ rèn  Ấn Độ cổ xưa trong xử lý thành phần và gia công thép. Nó đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà khảo cổ học và nhà luyện kim bởi vì nó đã chống chịu được rỉ sét  trong 1600 năm, dù điều kiện thời tiềt  khắc nghiệt.
Một hàng rào đã được dựng lên quanh cột để ngăn người dân theo tín ngưỡng truyền thống  tới đứng dựa vào cột vòng tay ra phía sau ôm lấy nó để lấy hên.

5.    Đài thiên văn Jantar Mantar

Jantar Mantar là một tổ hợp các công trình, thiết bị thiên văn tại Ấn Độ. Đài thiên văn này đã được UNESCO  đưa vào danh sách di sản thế giới  (di sản văn hoá) trong cuộc họp thứ 34 tại Brasil . Tổ hợp các công trình này đã được vua Maharaja Jai Singh II cho xây tại nơi lúc đó là kinh đô của triều đại ông Jaipur giai đoạn 1727 và 1734. Công trình này theo mẫu ông đã xây cho thủ phủ Mughal Delhi . Ông đã cho xây tổng cộng 5 công trình như thế tại các địa điểm khác nhau, bao gồm các công trình tại Delhi và Jaipur. Đài thiên văn Jaipur là công trình lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trong tổ hợp này.

6.    Đền thờ Mặt Trời Konark

Đền thờ Mặt Trời Konark còn được gọi là Konârak là một đền thờ thần Mặt Trời được xây dựng vào thế kỷ 13 ở Kpnark, Orissa, phía đông Ấn Độ. Nó được xây dựng bởi vua Narasimjadeva I của triều đại Đông Ganga  khoảng năm 1250. Đền thờ được xây dựng theo hình dạng của một chiếc xe khổng lồ với bánh xe, cột trụ và các bức tường làm từ đá được chạm khắc rất tinh xảo. Một phần quan trọng của cấu trúc hiện nay chỉ còn là một đống đổ nát. Năm 1984, đền thờ đã được UNESCO công nhận là một Di sãn thế giới nằm trong Danh sách bảy kỳ quan tại Ấn Độ của NDTV và của Times.

7.  Đồi pháo đài Rajasthan

Đồi pháo đài Rajasthan là một loạt các địa điểm nằm trên mỏm đá của dãy núi Aravallis ở Rajasthan  Các công trình này đại diện cho một loại hình học của đồi kiến trúc quân sự Rajput, một phong cách đặc trưng thiết lập trên đỉnh núi, sử dụng các thuộc tính phòng thủ nhờ vào địa hình. Muốn đi vào được bên trong thì chỉ có cách thông qua các bức tường lớn và cao của pháo đài. Các khu vực trung tâm bao gồm cung điện, đền, đài tưởng niệm và các hồ chứa nước đều ở bên trong phạm vi của các bức tường. Đồi pháo đài ở Rajasthan đại diện cho thành lũy quân sự Rajput trên một phạm vi rộng lớn và đại diện văn hóa Ấn Độ, thể hiện sự phát triển của kiến trúc phòng thủ Rajput như là một ví dụ điển hình về kiến trúc quân sự Rajput.

8. Fatehpur Sikri

Fatehpur Sikri là một thành phố của bang Uttar Pradesh, Ấn Độ .Thành phố được thành lập năm 1569 bởi các Mughal  hoàng đế Akbar, và phục vụ như là thủ đô của đế chế Mughal 1571-1585.  Sau khi chiến thắng quân sự của mình trên Chittor và Ranthambore , Akbar quyết định chuyển thủ đô từ Agra  đến một vị trí mới 23 dặm (37 km) Tây trên sườn núi Sikri, để tôn vinh Sufi thánh Salim Chishti . Ở đây, ông bắt đầu xây dựng một thành phố có tường bao quanh kế hoạch mà đã mười lăm năm tiếp theo trong quy hoạch và xây dựng một loạt các cung điện hoàng gia, hậu cung, tòa án, một nhà thờ Hồi giáo, khu tư nhân và các tòa nhà tiện ích khác. Ông đặt tên thành phố, Fatehabad , với Fateh, một từ có nguồn gốc Ả Rập trong tiếng Ba Tư, có nghĩa là "chiến thắng". sau đó được gọi là Fatehpur Sikri.  Đó là tại Fatehpur Sikri là những huyền thoại của Akbar và triều thần nổi tiếng của ông, chín đồ trang sức hoặc Navaratnas , được sinh ra. Fatehpur Sikri là một trong những bộ sưu tập bảo tồn tốt nhất của kiến trúc Mughal  ở Ấn Độ.

9. Ghat Tây

Ghat Tây, Ghaut Tây hay Sahyādri là một dãy núi chạy dọc theo bờ biển phía tây Ân Độ. Dãy núi chạy từ bắc xuống nam dọc theo góc phía tây của cao nguyên Deccan , và ngăn cách cao nguyên với một vùng đông bằng hẹp dọc theo biển Ả Rập.
Dãy núi bắt đầu từ khu vực ranh giới giữa hai bang Gujarat và Maharashtra , phía nam sông Tapti , và chạy xấp xỉ 1.600 km qua các bang Maharashtra, Goa, Karnataka, Tamil Nadu và Kerala  và kết thúc ở Kanyakumari , cực nam của lục địa Ấn Độ.
Các vùng đồi núi có diện tích 160.000 km2 và hình thành nên khu vực nước ngầm của hệ thống lưu vực sông chiếm tới 40% của cả Ấn Độ. Ghat Tây chắn hơi ẩm từ biển vào cao nguyên Deccan Lượng mưa trung bình của Ghat Tây là 1.200 m.
Khu vực Ghat Tây là một trong 10 "điểm nóng nhất về đa dạng sinh học" và có trên 5000 loài thực vật có hoa, 139 loài động vật có vú, 508 loài chim và 179 loài lưỡng cư, Ghat Tây cũng có nhiều loài chưa được khám phá. Ít nhất 325 loài bị đe dọa toàn cầu xuất hiện tại Ghat Tây.

10.Hampi

Hampi là một làng ở miền Bắc bang Karnataka, Ấn Độ, Hampi nằm bên sông Tungabhadra , trong khu di tích thành cổ Vijayanagara , cố đô của Đế quốc Vijayanagara.  Có thể tồn tại từ trước khi có thành phố Vijayanagara, ngôi làng này tiếp tục là một trung tâm tôn giáo quan trọng, nơi có Đền Virupaksha. Làng Hampi có nhiều đền đài của thành cổ. Hampi còn được gọi là "Thành phố phế tích" (The City of Ruins). Các phê tích của Vijayanagara được liệt kê trong Quần thể đền đài tại Hampi - một di sản thế giới của UNESCO.

---ooo0ooo---



















































































































 nó cao 7.21 m và có đường kính  0.41 m. Cột này là minh chứng cho kỹ năng  tinh xảo của thợ rèn  Ấn Độ cổ xưa trong xử lý thành phần và gia công thép. Nó đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà khảo cổ học và nhà luyện kim bởi vì nó đã chống chịu được rỉ sét  trong 1600 năm, dù điều kiện thời tiềt  khắc nghiệt.

Một hàng rào đã được dựng lên quanh cột để ngăn người dân theo tín ngưỡng truyền thống  tới đứng dựa vào cột vòng tay ra phía sau ôm lấy nó để lấy hên.

Không có nhận xét nào: