CÓC TÍA - ẾCH CÂY MẮT
ĐỎ
Theo Wikipedia
----o0o---
Cóc
tía (tên khoa học: Bombina maxima) là một loài cóc thuộc họ Bombinatoridae. Nó
là động vật có bản địa Trung Quốc. Cóc tía sống ở các đầm lầy nước ngọt, ao hồ,
sông suối và kênh, vùng đất ẩm.
Cóc
tía ăn các loại côn trùng và loài không xương sống. Đây là loài đặc hữu của Tứ
Xuyên, Vân Nam
và Quý Châu ở Trung Quốc. Môi trường sống tự nhiên của chúng là đầm nước, đầm
nước ngọt, đầm nước ngọt có nước theo mùa, suối nước ngọt, đất canh tác, và
kênh đào và mương rãnh.
Sinh thái - Sống
ẩn dưới các tảng đá lớn, đám lá rụng ở các hốc, khe đất ven bờ nước lặng có
nhiều cây cỏ mục rữa tại các vùng núi cao trên 2000 m/
Thức ăn: sâu bọ
Sinh sản: cóc tía giao phối trong tư thế ôm ngang hông phía trên bắp
đùi.
Phân bố
Khi hiểu theo nghĩa hẹp, với sự chia tách Bombina fortinuptialis và
Bombina microdeladigitora thành các loài độc lập, thì nó là loài đặc hữu của
Trung Quốc, đặc biệt là ở phía nam.
Còn khi hiểu theo nghĩa rộng (bao gồm cả 2
loài nói trên) thì nó cũng có ở Việt Nam,
được quan sát thấy ở Lào Cai (Sa Pa)[1] (Bombina microdeladigitora nếu coi là một loài thì
loài này có ở Việt Nam).
Tuy nhiên, hiện nay các tác giả về phân loại động vật tại Việt Nam
hiểu Bombina maxima theo nghĩa rộng.
Có lẽ phải hơn 99% người Việt biết câu "gan lì cóc tía", nhưng
chưa đến 1% có cơ hội được nhìn thấy con vật nổi tiếng này bằng xương thịt.
Con vật này đã đi vào tiềm thức người Việt qua câu thành ngữ "gan
lì cóc tía".Theo Sách Đỏ, Việt Nam chỉ còn một quần thể cóc tía
duy nhất trên dãy Hoàng Liên Sơn.
---o0o---
Ếch cây mắt đỏ (Agalychnis
callidryas) là một trong những loài ếch cây sặc
sỡ và được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Loài ếch cây này sống chủ yếu trong
những khu rừng mưa nhiệt đới thấp trải dài từ phía nam Mexico đến phía bắc Colombia.
Chúng
có khả năng leo cây và giữ thăng bằng trên cây nhờ cơ thể nhỏ nhẹ với những
vuốt sắc. Khác với nhiều loài lưỡng cư sống cùng lãnh địa, Agalychnis
callidryas dường như ít bị ảnh hưởng bởi nấm chytrid (Batrachochytrium
dendrobatidis), loại nấm đã gây nên sự tuyệt chủng của rất nhiều loài thuộc họ
hàng của chúng.
Đến
nay, các nhà khoa học vẫn chưa dám chắc vì sao chúng có thể miễn dịch, song có
lẽ điều đó ít nhiều xuất phát từ lối sống trên cây của ếch Agalychnis
callidryas.
Cứ tới mùa sinh sản, ếch cây mắt đỏ lại đẻ trứng vào một chiếc lá
nhô ra mặt nước. Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành nòng nọc rồi lặn xuống
nước.
Xem
clip
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét