Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

CHỮ PHÚC NGƯỢC



Bạn Nguyễn Văn Đậu (TP HCM) thân gửi
CHỮ  PHÚC NGƯỢC
TRONG CHUYỆN TẾT
       Ở Trung Hoa xưa, có một địa phương (tác giả không nhớ địa phương nào) có một tục lệ: Tết đến, mọi người treo chữ phúc ngược trước cửa nhà để biểu thị nghĩa “May mắn đến với nhà mình”. Tập tục này có liên quan đến hai yếu tố văn hóa của Trung Hoa: một là ngôn ngữ, hai là quan niệm triết lý Yi wù shuo li - Dĩ vật thuyết lý: Lấy vật nói lý.
       Tập tục này được nhiều người Hoa đem theo khi đến sinh sống ở một nước khác. Ở Sài Gòn bây giờ thỉnh thoảng ta vẫn gặp lối dán chữ phúc ngược như thế trước cửa nhà vào dịp Tết, thì có phần chắc đấy là nhà một người Hoa. 
Chữ  phúc
       Phúc có nghĩa là may mắn. Đảo là lộn ngược. Chữ phúc ngược đọc bằng âm Hán-Việt là phúc đảo.
 
Chữ phúc ngược
       Chữ Hán phúc, đọc theo âm Bắc Kinh, phiên âm La Tinh là . Chữ Hán đảo, đọc theo âm Bắc Kinh là dào. Chữ phúc đảo, đọc là fú dào (fú dào đọc theo tiếng Việt là phủ tao).
       Đáo có nghĩa là đến. Phúc đáo là may mắn đến. Chữ Hán đáo, đọc theo âm Bắc Kinh là dào. Chữ phúc đáo, đọc là fú dào.
       Phúc đảophúc đáo có cùng một cách đọc. Do vậy chỉ cần nhìn vào chữ phúc ngược là có chữ  phúc đáo rồi, khỏi cần phải viết ra.
       Cái “vật” chữ phúc ngược để nói may mắn đến, cũng như con dơi để biểu thị sự may mắn, con nai biểu thị phần quà được hưởng, ông già râu tóc bạc biểu thị tuổi thọ, con cá biểu thị sự dư dả tiền bạc, là những trường hợp ta thường thấy nhất có liên quan đến hai điểm văn hóa nói trên kia..
       Con dơi, tiếng Hán-Việt là bức, đọc theo âm Bắc Kinh là (cùng cách đọc chữ phúc có nghĩa may mắn). Con nai, tiếng Hán-Việt là lộc, đọc theo âm Bắc Kinh là lù. (Hai chữ lộc [con nai và quà được hưởng] chữ Hán viết khác nhau nhưng cùng cách đọc). Ông già có tuổi thọ là hẳn nhiên rồi. Con cá, tiếng Hán-Việt là ngư, đọc theo âm Bắc Kinh là , cùng một cách đọc chữ Hán (là dư dả, thừa thãi. Người Trung Hoa ngày tết chúc nhau Xìn nián zhù ni fù yú - Tân niên chúc nhĩ phú dư: Năm mới chúc anh dư dả tiền bạc).
@

       Ở ta, xưa, ngày Tết, không cứ nhà người Hoa, ta thấy nhiều nhà người Việt cũng treo tranh Tam đa (hình một ông già râu tóc bạc phơ tay chống cây gậy gỗ lê, bên cạnh có con nai, phía trên có con dơi), và tranh cá chép (hình một chú bé mập mạp hoặc ôm con cá hoặc cầm cái cần câu ở đầu dây câu có con cá). Đối với người Việt, hai tranh này chỉ phụ vào để tôn thêm ý nghĩa cho tranh gà và tranh lợn đặc trưng của mình. Tranh Tam đa, tranh cá chép, tranh , tranh lợn đã làm nên một màu sắc có thể gọi là rực rỡ trong những phiên chợ Tết ngày xưa, nhất là ở các vùng quê trung du Bắc bộ. Riêng hình những con dơi, cho đến tận bây giờ thỉnh thoảng người ta vẫn bắt gặp đâu đó trong đôi nhà người Hoa hay người Việt, được chạm nơi bậu cửa hay nơi mấy vật dụng kiểu cổ trong nhà (tay ghế sa lông, thành sập gụ, cánh cửa tủ chè…), một hình tượng mỹ thuật bền bỉ với thời gian.
       Đây là một trong nhiều trường hợp chứng tỏ văn hóa Trung Hoa để lại dấu vết trong văn hóa Việt Nam, nhưng tất cả chúng đều được Việt hóa khi mỗi hình, mỗi chữ đã mang một nghĩa có tính trực quan. Như, chữ phúc nó hiện diện là phúc mà không cần phải lộn ngược chi cả, hoặc cứ ngó con dơi xòe cánh là thấy ra sự may mắn.
       Trong xã hội ta hiện nay, việc treo chữ trong nhà vào những dịp Tết vẫn được rất nhiều người ưa chuộng. Với trào lưu viết thư pháp, nay không chỉ là những chữ mà còn là những câu thơ hay câu danh ngôn nào đó có chứa đựng ý nghĩa mà người ta yêu thích, và hầu hết đã được viết chuyển từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ. Nếu để ý thì ai cũng nhận thấy trong số những chữ được chọn treo, có hai chữ được nhiều người chuộng hơn cả, là chữ phúc, thứ đến là chữ tâm, có lẽ là hai điều người ta đang thiếu nhất. Hai chữ này vì đã quá quen thuộc cho nên thường vẫn được người ta viết bằng chữ Hán. 
       Chữ phúc, như vậy vẫn có một vị trí đáng kể trong đời sống hiện đại.      
       Phúc ngược hay phúc xuôi ở đây, đều là phúc cả.
NGUYỄN VĂN ĐẬU
---ooo0ooo---

      
             
     
      
 

Không có nhận xét nào: