BƯỚC VÀO CỬA PHẬT
Hoằng Hữu NGUYỄN VĂN
PHÚ
Nhân ngày Phật Đản
8. NÓI CHUYỆN VỚI CÁC
BẠN TRẺ
Hôm nay, chúng ta tề tựu nơi đây để mừng lễ
Phật đản, mừng ngày sanh của bậc đạo sư đã chỉ dẫn cho nhân loại con
đường giác ngộ và giải thoát.
DỰ LỄ PHẬT ĐẢN
Thái tử Tất-Đạt-Đa đản sanh cách đây hơn 26
thế kỷ, vào thời đại các vua Hùng của nước ta. Thái tử đã từ bỏ phú quý năm 29
tuổi để ra đi tìm con đường giải thoát cho chúng sinh, giải thoát khỏi mọi khổ
đau, giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Sau nhiều vất vả và cố gắng, ngài
đã giác ngộ nguyên nhân gây ra đau khổ, giác ngộ con đường thoát khổ, giác ngộ
thực tướng của vạn pháp, vào năm 35 tuổi. Ngài hoằng dương đạo pháp không
ngưng nghỉ suốt 45 năm và nhập diệt năm 80 tuổi.
ĐỨC PHẬT
Sinh ra, lớn lên, và mất đi như một con người
chứ không phải như một thần linh, ngài là một con người đại hùng, đại lực, đại
từ bi. Ngày nay trên thế giới có trên 500 triệu Phật tử, thuộc nhiều giáo
hội khác nhau, thực hành nhiều phép tu khác nhau nhưng tất cả đều không ra
ngoài bốn lý: khổ, không, vô thường, vô ngã ; tam học : giới định huệ và bốn
tâm vô lượng : từ, bi, hỷ, xả.
Các bạn trẻ là những
người còn đang lo xây dựng tương lai, còn đang lo làm tròn mọi bổn phận với gia
đình, quốc gia và xã hội, nhiều khi tự hỏi không hiểu nên kỷ niệm ngày Phật đản
như thế nào và học Phật như thế nào vì sự thật các bạn thấy
còn nhiều thắc
mắc. Sau đây là một vài điều gợi ý gửi đến các bạn
THANH NIÊN PHẬT TỬ
Trước hết, đạo Phật có một số đặc điểm.
Đạo Phật là một đạo khoan dung, đã không chủ trương loại bỏ các đạo khác mà lại
tôn trọng các đạo ấy. Đạo Phật tới đâu cũng do các ngả hòa bình và nếu có
thu hút các tín ngưỡng địa phương thì cũng chỉ vì có một quan niệm sâu xa và
rộng rãi, coi mọi hiện tượng bên ngoài rút lại cũng chỉ là không mà thôi, và
một khi con người giác ngộ rồi thì những hiện tượng ấy hết ý nghĩa.
Hơn nữa đạo Phật nêu cao tự do tư tưởng,
chính đức Phật đã dạy rằng ai ai cũng phải suy xét kỹ kưỡng về mọi điều, kể cả
lời dạy của thày mình tức là của chính đức Phật. Vậy các bạn trẻ hãy yên
tâm mà đến với đạo Phật, sẽ không có gì bó buộc, nhất là không có gì bó buộc sự
suy nghĩ và quyết định của các bạn.
Đối với bản thân các bạn, đức Phật dạy như
thế nào ? Mục đích bình thường của mỗi người chúng ta là thân tâm an
lạc. Một trong những điều dẫn đến niềm an lạc đó là ít ham muốn và
biết đủ. Điều này có người hiểu lầm là từ bỏ phấn đấu. Thật ra, tinh
tiến, chăm chỉ để lo cho đời sống bản thân, cho gia đình và giúp ích cho xã hội
là điều phải làm, nhưng điều Phật dạy là chớ có tham lam, vơ vét, vì lòng tham
không có đáy cho nên nó sẽ gây ra đau khổ, đau khổ cho chính mình và cho người
khác; trái lại nên cứu khổ và cho vui, đó là từ bi; nên vui với cái
vui của người khác, đó là hỷ; nên bỏ hết những điều sân hận, bực bội, đó là xả
Tuy nhẹ thế thôi,
nhưng đã là khó và sau này có dịp chúng ta sẽ đi vào vấn đề sâu hơn.
Thông thường, chúng
ta nhờ các giác quan mà tiếp xúc với ngoại giới, với các hiện tượng, nhưng việc
đáng suy nghĩ là các cái bên ngoài đó ảnh hưởng mạnh đến chúng ta, làm cho
chúng ta cảm nghĩ và hành động theo những cái đó. Như vậy là chạy theo ngoại
cảnh. Nói chung, ngoại cảnh hay lôi kéo chúng ta vào sự ham muốn.
Đạo Phật dạy ề hãy quay vào trong Ừ nghĩa là thay vì luôn luôn hướng ra ngoại
cảnh, chúng ta cần thu xếp thì giờ để quay vào trong tâm mình, để xét chính
mình. Việc này nói có vẻ dễ nhưng phải cương quyết lắm mới làm được vì
con người ta rất ít khi muốn tự xét mình, tìm khuyết điểm và lỗi lầm của
mình và nguyện sửa những khuyết điểm ấy và nguyện không tái phạm các lỗi lầm
ấy. Nên nhớ rằng việc quay vào trong giúp cho chúng ta hiểu được chính
chúng ta và từ đó tự chúng ta tránh được lòng tham dục. Khi tham dục bớt
dần đi, sẽ thấy thanh thản hơn, ề khỏe khoắn
hơn. Đối với nhân loại đầy hận thù, giết chóc, đạo Phật cống hiến
được những gì ?
Thứ nhất, đạo Phật
chủ trương bất bạo động, nôm na là không dùng sức mạnh để giải quyết các vấn đề
tranh chấp. Có bạn trẻ nêu thắc mắc : quân thù nó đánh mình, chẳng lẽ ngồi yên
? Thắc mắc thế là phải. Câu trả lời là : Hãy bình tĩnh xem xét vấn
đề, tìm kiếm mọi giải pháp ôn hòa trước đã, hết đường hòa bình mới dùng cách
khác. Trả lời như vậy là đứng theo quan điểm thế gian. Còn thái độ xuất
thế gian thì chúng ta theo không nổi.
Thứ nhì, đạo Phật chủ
trương từ bi, từ là cho vui, bi là cứu khổ, từ bi là cho vui và cứu khổ. Nhờ
tinh thần này, xã hội con người sống hài hòa hơn, hạnh phúc hơn. Có bạn
trẻ thắc mắc : chúng tôi mang đồ cứu trợ về, định đem phân phát cho đồng bào
đang đói lạnh, thì họ bắt xếp đồ vào kho, nói rằng còn chờ lệnh trên.
Chúng tôi muốn cứu khổ mà người ta lại cố tình cản trở. Xin trả lời :
lòng từ bi của quý bạn là nhân lành, nhưng việc làm của quý bạn thiếu duyên, vì
đã gặp nghịch duyên nên thất bại. Nói theo thông thường, quý bạn thiếu
phần trí để lo liệu công việc, chưa tìm thuận duyên nơi những Phật tử đã có
kinh nghiệm để họ chỉ cho quý bạn cách thức làm việc.
Các bạn trẻ thấy một
số điều không suông sẻ ở mấy chùa, ở mấy tu sĩ nên có ý buồn. Những cái
buồn ấy, mọi Phật tử đều cảm nhận chứ không riêng gì các bạn trẻ. Đức
Phật đã dạy: hãy y vào Pháp, đừng y vào người. Chúng ta hãy can đảm và
tin tưởng tiến bước trên đường tìm giác ngộ và giải thoát, nếu có ai thở dài mà
nói đến chữ mạt pháp thì xin các bạn nhớ cho rằng chỉ có một số người mạt thôi
chứ pháp thì không bao giờ mạt được.
Để kết thúc, chúng
tôi xin nhấn mạnh rằng đạo Phật có thể cống hiến hòa bình cho nhân loại do chủ
trương bất bạo động, có thể cống hiến hạnh phúc cho mỗi người qua phản quang tự
kỷ và thiểu dục tri túc và có thể cống hiến an lạc cho toàn thể xã hội bằng từ
bi hỷ xả.
Nhân ngày Phật đản
hôm nay, xin thân mến chúc các bạn trẻ thân tâm thường an lạc.
---ooo0ooo---
chứ pháp thì không bao giờ mạt được.
Để kết thúc, chúng
tôi xin nhấn mạnh rằng đạo Phật có thể cống hiến hòa bình cho nhân loại do chủ
trương bất bạo động, có thể cống hiến hạnh phúc cho mỗi người qua phản quang tự
kỷ và thiểu dục tri túc và có thể cống hiến an lạc cho toàn thể xã hội bằng từ
bi hỷ xả.
Nhân ngày Phật đản
hôm nay, xin thân mến chúc các bạn trẻ thân tâm thường an lạc.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét