ĐỜI SỐNG BẦY ĐÀN CỦA
ĐỘNG VẬT
Những đàn động vật lớn
nhất thế giới
-o0o-
1. Cua đỏ
Australia
Vào mùa mưa, những đàn cua đỏ hàng triệu con
ở đảo Christmas, Australia, lại di cư ra biển để bắt đầu mùa sinh sản
mới. Hành trình di cư của những con cua đỏ sẽ bắt đầu từ các
khu rừng ở đảo Christmas đến bờ biển Ấn Độ Dương. Số lượng cua đỏ
trong đàn cua di cư có thể từ 40 triệu đến 120 triệu con.
Trong mùa cua đỏ di cư, các tấm biểu báo cấm đường dành cho
các phương tiện và người đi bộ được đặt ở nhiều nơi trong vùng.
|
2. Linh
dương Springbok
oài linh dương này có thể tập trung thành
từng đàn lớn đến hàng chục triệu con. Một đàn linh dương với số
lượng khổng lồ có thể dài hơn 140 km. Tuy nhiên, ngày nay số lượng
linh dương Springbok đã không còn nhiều như trước đây do bị săn bắn, mất
môi trường sống và bệnh tật.
|
3. Cá trích
Tụ tập thành đàn là đặc điểm chung của các
loài cá. Tuy nhiên, cá trích là loài có số lượng con tập trung thành đàn lớn
nhất trong số các loài cá.
Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu, số lượng con
trong đàn cá trích có thể lên đến hàng chục triệu con, bao
phủ hàng chục km2. Cá sống thành từng đàn lớn để
hạn chế nguy cơ bị ăn thịt hoặc tập trung vào thời gian sinh sản.
|
4. Kiến Argentina
Mới đây, các nhà khoa học phát
hiện một đàn kiến Argentina khổng lồ với số lượng kiến có thể phủ
kín gần như toàn cầu. Đàn kiến lớn nhất có thể
kéo dài gần 6.000 km dọc theo bờ Địa Trung Hải.
|
5. Tôm Krill
Tôm krill là động vật giáp xác
nhỏ, sống thành từng đàn lớn. Mật độ cá thể trong đàn có thể đạt
10.000-30.000 con trong một mét khối.
Chúng có thể được tìm thấy ở mọi đại
dương trên thế giới, tuy nhiên đàn tôm krill có số lượng lớn nhất nằm ở
vùng biển Nam Cực. Kích thước của một đàn tôm krill khổng lồ thường
dài khoảng 10 km và sâu 30 m.
|
6. Châu chấu
Các bầy chấu hàng triệu con là ác mộng
đối với người nông dân. Thậm chí, nhiều bầy châu chấu còn có đến
hàng nghìn tỷ con. Một trong những kỷ lục về bầy châu chấu khổng lồ
từng được ghi nhận ở Bắc Mỹ vào năm 1875.
Kích thước của bầy châu chấu
này được ước tính khoảng 500.000 km2, tương đương diện tích của
bang California, Mỹ. Bầy châu chấu có khoảng 12,5 nghìn tỷ con.
|
7. Phù du
Một con phù du trưởng thành thường sống từ một
đến hai ngày. Thông thường, tất cả các con phù du sẽ phát triển gần như cùng một
lúc, tập trung thành các đàn lớn và phủ kín bầu trời khi di chuyển.
Vì vòng đời của phù du khá ngắn, nên chúng sống tập trung để duy trì sinh sản.
Trong số gần 2.500 loài phù du trên thế giới, có khoảng 630 loài được tìm thấy ở
Bắc Mỹ
8. Chim quelea mỏ đỏ
Chim quelea mỏ đỏ là loài chim hoang dã có số
lượng đông nhất thế giới. Khi tập trung trung thành đàn lớn, chim quelea mỏ
đỏ có thể gây thiệt hại cho các loại cây trồng, tương tự như tác hại của
các đàn châu chấu.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét