Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

DI SẢN TG TẠI TRUNG QUỐC (5)

 Di sản thế giới tại Trung Quốc (5)
Wikipedia
-o0o-
Khu thắng cảnh Hoàng Long
Khu thắng cảnh Hoàng Long nằm ở khe núi Hoàng Long thuộc huyện Tùng Phan, châu A Bá, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đây là khe núi kéo dài từ Nam sang Bắc của dãy núi Ngọc Thúy, dài 7–8 km. Tuy khe Hoàng Long chỉ cách khe Cửu Trại  một ngọn núi  nhưng do đó là núi tuyết nên phải đi vòng qua quãng đường dài 100 km mới đến được khe Hoàng Long. Kết cấu địa chất nham thạch  có nồng độ canxi  cao nên các dòng suối  chảy qua các khe núi này bào mòn các lớp đá và lắng đọng lại tạo thành các con đê. Cảnh đẹp nhất ở khu thắng cảnh Hoàng Loang là bãi nham thạch nằm dưới khe núi. Các lớp đất đá ở đây thường có màu vàng, nhấp nhô như những là sóng uốn lượn, trông giống như những con Rồng Vàng (Hoàng Long). Năm 1992,  khu thắng cảnh Hoàng Long đã được UNESCO  công nhận là “Di sản thiên nhiên thế giới”.
Hoàng Sơn
Hoàng Sơn là một dãy núi  ở phía nam tỉnh An Huy, đông Trung Quốc.  Khu vực này nổi tiếng vì có cảnh quan đẹp, nằm bên các vách đá, đỉnh núi đá granite có hình dạng khác thường, trong khu rừng thông Hoàng Sơn cảnh trí thay đổi theo mùa và phủ đầy mây. Khu vực này cũng có các suối nước nóng và các vực nước tự nhiên. Hoàng Sơn luôn là chủ đề cho tranh thủy mặc và văn học Trung Quốc . Hoàng Sơn là di sản thế giới được UNESCO  công nhận và là một trong những tuyến điểm du lịch hấp dẫn nhất Trung Quốc
Hoành thôn
Hoành thôn nằm tại huyện Y, thành phố Hoàng Sơn, phía Nam tỉnh An Huy Trung Quốc 10 km về phía Bắc. Năm 2000, khu di tích thôn cổ Hoản Nam, tiêu biểu là Tây Đệ và Hoành thôn đã được UNESCO ghi nhận là "Di sản văn hóa thế giới" nhờ dấu ấn đậm nét của một làng quê mang đậm phong cách Trung Quốc: đường cổ, cầu cổ, bia cổ, thư viện cổ, các pho tượng bằng đất và rất nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá  gỗ.
Thôn Hoành có hình con trâu, có hệ thống nước nhân tạo và những khu vườn rất độc đáo, được mệnh danh là "Ngôi làng trong tranh". Thôn được xây dựng năm 1131 đời Nam Tống với hơn 800 năm lịch sử, tên cũ là "Hoằng thôn" (hoằng nghĩa là mở rộng ra) sau vì kiêng húy "Hoằng Lịch" (của Càn Long mới đổi là "Hoành". Nhìn từ trên cao xuống, ngôi làng trông như một con trâu đang nằm trên một vùng đất có núi và nước. Ngọn núi Lôi Cương  là đầu con trâu, hai cây cổ thụ  là hai sừng con trâu, những ngôi nhà cổ sắp xếp trật tự dưới chân núi là mình trâu, bờ đê hình bán nguyệt giữa làng là dạ dày con trâu. Kênh rạch rộng 1m, dài hàng km chạy quanh co các ngôi nhà để dẫn nước suối vào nhà, chạy qua bờ đê giống như ruột trâu. Bốn cây cầu bắc qua suối là 4 móng của con trâu
Hiện nay thôn Hoành có khoảng 137 ngôi nhà cổ từ đời Minh-Thanh được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh, mỗi một ngôi nhà có một phong cách khác nhau.

Hổ Khiêu Hiệp
Hổ Khiêu Hiệp (Hẻm núi Hổ Nhảy) là một hẻm núi  mà đoạn sông Dương Tử chảy qua; tại đó tên gọi địa phương của con sông này là Kim Sa giang – nằm cách Lệ Giang 60 km về phía Bắc, trong địa phận tỉnh Vân Nam ở phía tây nam Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Với chiều dài 15 km, hẻm núi này nằm trong khu vực mà con sông chảy qua các khối núi như Ngọc Long Tuyết Sơn cao 5.596 m ở phía đông và Cáp Ba Tuyết Sơn  cao 5.396 m ở phía tây qua một loạt các thác ghềnh dưới các vách đá dốc đứng cao 2.000 m. Tương truyền rằng để trốn khỏi một tay thợ săn, một con hổ đã nhảy qua con sông tại điểm hẹp nhất (rộng 25 m), do đó người ta gọi đây là hẻm núi Hổ Nhảy.
Hổ Khiêu Hiệp là một phần của Tam Giang Tịnh Lưu đã được
UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Khai Bình Điêu Lâu
Khai Bình Điêu Lâu là các tháp nhiều tầng được xây dựng bằng bê tông cốt thép  Khai Bình, Giang Môn, Quảng Đông,Trung Quốc. Năm 2007, tập hợp công trình kiến trúc này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Từ thời nhà Minh việc xây dựng các tháp cao được gia cố chắc chắn để chống trộm cướp đã là một truyền thống ở Khai Bình, các tháp này vừa đảm nhiệm chức năng quan sát và canh phòng, vừa có thể được sử dụng làm nơi ở cho các gia đình, đặc biệt là các gia đình giàu có. Từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, phong trào xây dựng các điêu lâu phát triển mạnh ở đây cùng với sự trở về của những người Trung Quốc di cư sang Hoa Kỳ, Úc hay các nước Nam Á. Được xây dựng bằng bê tông cốt thép cùng những chi tiết kiến trúc và trang trí chịu ảnh hưởng của cả văn hóa Trung Quốc và văn hóa phương Tây, các điêu lâu thể hiện sự pha trộn văn hóa độc đáo của phương Đông và phương Tây nhờ vai trò của những di dân Trung Quốc.[1]
Hiện nay còn khoảng 1.800 điêu lâu tồn tại ở Khai Bình, các công trình này cùng tổ hợp làng mạc lân cận đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2007.
Khu bảo tồn Gấu Trúc Lớn tại Tứ Xuyên
Khu bảo tồn Gấu trúc lớn Tứ Xuyên nằm ở tỉnh Tứ Xuyên  của Trung Quốc, là nơi có hơn 30% loại gấu trúc lớn  có nguy cơ tuyệt chủng cao của thế giới và là một trong những nơi quan trọng nhất cho việc nuôi nhốt các loại gấu trúc. Diện tích khu này là 9245 km² với 7 khu bảo tồn và 9 khu danh thắng cảnh quan ở núi Qionglai và Jiajin. Cùng với gấu trúc, khu bảo tồn này cũng là nơi trú ngụ của các loài có nguy cơ tuyệt chủng khác như gấu trúc đỏ, báo tuyết và báo gấm.  Không kể các rừng mưa nhiệt đới thì nó là một trong những khu vực phong phú nhất về thực vật trên thế giới, tại đây có khoảng 5.000-6.000 loài thực vật. Khu vực này là tương tự như các cánh rừng cổ-nhiệt đới của phân đại Đệ Tam.

---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào: