NHẠC CỤ CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM (7)
7. Đàn nguyệt
Đàn nguyệt (nguyệt cầm), trong Nam
còn gọi là đờn kìm. Loại đàn này
có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt".
Theo sách xưa, đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm
Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18.
Đàn nguyệt có những bộ phận chính như sau:
- Bầu vang : Bộ phận hình tròn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30 cm,
thành bầu 6 cm. Nền mặt bầu vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn
(cái thú) dùng để mắc dây. Bầu vang không có lỗ thoát âm.
- Cần đàn (hay dọc đàn) : làm bằng gỗ cứng, dài thon mảnh,
bên trên gắn 8-11 phím đàn, trước đây chỉ gắn 8 phím (nay những người chơi nhạc
tài tử Nam
bộ vẫn thường dùng đàn 8 phím). Những phím này khá cao, nằm xa nhau với khoảng
cách không đều nhau.
- Đầu đàn : hình lá đề, gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hóc
luồn dây và 4 trục dây, mỗi bên hai trục.
- Dây đàn : có 2 dây, trước đây làm bằng dây tơ, ngày nay
thường làm bằng dây nilon. Tuy có 4 trục đàn nhưng người ta chỉ mắc 2 dây (một
dây to một dây nhỏ). Cách chỉnh dây thay đổi tùy theo người sử dụng. Có khi 2
dây cách nhau quãng 4 đúng, có khi cách quãng năm đúng hoặc quãng bảy hay quãng
tám đúng. Song cách thông dụng nhất vẫn là lên dây theo quãng năm đúng. Đàn
nguyệt là nhạc cụ khảy dây, được dùng thường xuyên trong ban nhạc chầu văn, tài
tử, phường bát âm và trong nhiều dàn nhạc dân tộc khác.
Đàn nguyệt được dùng để biểu diễn các thể loại nhạc dân ca của Việt Nam. Trong ban
nhạc "Ngũ tuyệt" của nhạc thính phòng cổ truyền thì đàn nguyệt đóng
vai trò điều khiển. Bốn nhạc cụ kia trong dàn nhạc gồm có đàn tranh, đàn tỳ bà.
Đàn nhị, đàn tam và ống sáo.
Đàn nguyệt cũng giữ vai trò tối trọng yếu trong nhạc chầu văn.
---o0o---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét