NHỮNG “CHÚA TỂ” BẦU
TRỜI (1/3)
---o0o---
Đại bàng
biển Steller là loài lớn nhất trong tổng số gần 100 loài đại bàng trên khắp thế
giới. Cân nặng của chúng lên tới 10kg.
Đại bàng biển Steller có
tên khoa học là Haliaeetus pelagicus. Chúng còn được gọi là đại bàng vai trắng,
đại bàng Thái Bình Dương hay đại bàng biển Steller.
Nó sống ở vùng ven biển
Đông Bắc Á bao gồm vùng ven biển Viễn Đông của Nga, ven biển Trung Quốc, bán
đảo Triều Tiên và quần đảo Nhật Bản, với thức ăn chủ yếu là các loài cá và một
số loài chim biển (chim mòng biển, ó biển, hải âu cổ rụt..).
Đây là loài đại bàng lớn
nhất thế giới kể từ khi loài Đại bàng Haast tuyệt chủng
Đây là một loài đang bị đe
dọa bởi sự thay đổi môi trường sống, ô nhiễm công nghiệp và khai thác quá mức
cá làm giảm lượng thức ăn của chúng. Hiện nay có khoảng 5.000 cá thể nhưng đang
giảm dần.
Tổ của đại bàng biển
Steller cao khoảng 15 – 20 m, được xây trên các cây lớn (cao tới 150 m, đường
kính 2,5 m). Mùa sinh sản thường vào tháng 2 - 3, còn trứng được đẻ vào tháng 4
- 5.
Đại bàng Philippines,
(danh pháp Pithecophaga jefferyi), còn được gọi là Đại bàng lớn Philippines hay
đại bàng ăn thịt khỉ, là một trong những loài chim cao nhất, hiếm nhất, lớn
nhất, mạnh mẽ nhất thế giới.
Cân nặng của đại bàng Philippines chỉ
kém đại bàng biển Steller một chút.
Đây là chim săn mồi ăn thị
thuộc họ Accipitridae, nó còn được gọi là Haribon, có nghĩa là Chim vua. Tên
địa phương của nó là banog.
Loài này đã được phát hiện
vào năm 1896 bởi nhà thám hiểm và nhà tự nhiên học người Anh John Whitehead,
người đã quan sát các loài chim và người phục vụ của ông là Juan đã thu thập
các mẫu vật đầu tiên một vài tuần sau đó.
Những người bản xứ đã miêu
tả chúng là loài đại bàng ăn khỉ, vì vậy chúng được đặt tên là Pithecophaga
jefferyi (theo tiếng Hy Lạp là ăn khỉ). Sau đó, chúng được công nhận là một
phân loài của đại bàng với tên chính thức là Đại bàng Philippines.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét