LÀNG NGHỀ
VIỆT NAM
18 – LÀNG NGHỀ DỆT CỔ
CHẤT
Làng nghề dệt Cổ
Chất nằm ven dòng sông Ninh nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt
lụa. Từ thành phố Nam
Định theo quốc lộ 21 hoặc xuôi theo dòng sông Hồng khoảng 20 km về phía Đông
nam du khách tới thăm làng dệt lụa Cổ Chất.
Đây là làng nghề
truyền thống có từ khá lâu của Nam Định. Suốt chiều dài lịch sử vài trăm năm
sinh tồn với nghề dâu tằm, Cổ Chất trở thành một làng nghề nổi tiếng khắp vùng
miền gần xa. Mỗi gia đình ở đất này có thể ví như một lò ươm tơ. Người Cổ Chất
có phong thái tao nhã hiền hòa, sớm hôm cần mẫn bên nong dâu, bên nong tằm né
kén.
Nghề dâu tằm Cổ
Chất xưa còn đơn sơ, người dân lấy tơ tằm đan lưới đánh bắt cá trên sông nước.
Sau này, người Cổ Chất đã du nhập nghề ươm tơ dệt lụa trải qua nhiều thế kỷ đã
trở thành làng nghề tơ Cổ Chất ngày nay. Tơ Cổ Chất đã nổi tiếng hàng thế kỷ
qua. Vào đầu thế kỷ XX, Tư bản Pháp đã xây một nhà máy ươm tơ ở ngay đầu làng
Cổ Chất để khai thác kỹ năng lao động và tiềm năng vùng dâu tằm sông Ninh. Năm
1942, Chính phủ phong kiến Nam triều mở hội chợ đấu xảo ở Hà Nội, thu hút tài
hoa vào nơi phù hoa Hà Nội xưa. Ông Phạm Ruân ở làng tơ Cổ Chất đem tơ của làng
minh lên Hà Nội dự đấu xảo. Tơ Cổ Chất lừng danh từ đó và ông Phạm Ruân được
Phủ Thủ Hiến Bắc Kỳ đương thời phong: " Cửu phẩm công nghệ".
Bao năm qua rồi, chiến
tranh tàn phá nương dâu, lò ươm sụp đổ, thiên tai làm hư hại đất dâu tằm sông
Ninh, nhưng cho dù bao phen thăng trầm của lịch sử thì tơ Cổ Chất vẫn là sản
vật quý cho tỉnh Nam Định xưa và nay.
Các thương nhân thời
ấy đã về Cổ Chất, cất tơ lụa, đem lên bán ở bến Đò Chè Nam Định. Đây là cảng của Nam Định vào thời kỳ trước năm
1945. Tơ Cổ Chất và tơ của vùng Trực Ninh đã đi vào câu ca:
"
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Nam
Định với anh thì về
Nam Định có bến Đò Chè
Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ"
( Ca dao Nam
Định)
Trung tâm TTXTDL Nam
Định
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét