12 tàu chiến lớn nhất
thế giới (1/2)
-o0o-
1. Tàu chiến chở trực thăng JDS Izumo (Nhật Bản)
Tàu chiến JDS Izumo
vừa mới được Nhật Bản hạ thủy hôm 6/8 được xếp vào kiểu loại tàu khu trục nhưng
thiết kế thêm boong phóng máy bay lớn cho phép hoạt động của nhiều máy bay cùng
lúc. Con tàu được đặt tên là JDS Izumo theo tên một tàu tuần dương bọc thép của
Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị Mỹ đánh chìm năm 1945. JDS Izumo có lượng giãn
nước toàn tải 27.000 tấn, dài 245m, tốc độ tối đa 30 hải lý/h, thủy thủ đoàn
970 người, chở tối đa 14 trực thăng săn ngầm, quét mìn, vận tải...
JDS Izumo đang bị giới
chuyên gia Trung Quốc chỉ trích như là nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự Nhật
Bản. Hiện nay, Nhật Bản bị hạn chế về xây dựng lực lượng quân sự, nước này chỉ
được phép duy trì lực lượng phòng vệ, không được chế tạo vũ khí hạt nhân hay
tàu sân bay. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc dẫn đến
những lo ngại về sự leo thang trong tranh chấp đảo. Quan chức Nhật Bản khẳng
định con tàu sẽ được sử dụng để hỗ trợ hoạt động nhân đạo và sơ tán quy mô lớn.
2. Thiết giáp hạm
Yamato
Mặc dù đang "nghỉ ngơi"
dưới đáy đại dương ở vị trí ngoài khơi phía Nam
đảo Kyushu (Nhật Bản) nhưng thiết giáp hạm
Yamato là tàu chiến lớn nhất từng được xây dựng và thậm chí lớn hơn nhiều lần
so với tàu Izumo hiện tại. Yamato được đưa vào hoạt động chỉ một tuần sau khi
diễn ra cuộc tấn công vào Trân Châu cảng tháng 7/1941, con tàu giữ vai trò soái
hạm Hạm đội Liên hợp Nhật Bản.
Thiết giáp hạm lớp
Yamato (2 chiếc được hoàn thiện) có lượng giãn nước lên tới 70.000 tấn (to hơn
tàu sân bay hạng nặng Kuznetsov của Hải quân Nga), dài 256m, tốc độ 27 hải
lý/h, thủy thủ đoàn 2.332 người. Tàu được trang bị 9 pháo 460mm, 12 pháo 155mm
và 12 pháo 127mm, 7 máy bay.
Trong suốt thời gian
phục vụ, Yamato phải liên tục di chuyển giữa các căn cứ khác nhau để đối phó
lại các cuộc không kích của Mỹ xuống các căn cứ Nhật Bản. Lần duy nhất mà những
khẩu pháo uy lực con tàu này khai hỏa là trong trận chiến vịnh Leyte 1944. Con
tàu bị đánh chìm năm 1945 sau cuộc không kích từ Không quân Hải quân Mỹ. Trong
ảnh là thiết giáp hạm Yamata trúng bom của máy bay Mỹ.
3. Tàu sân bay hạt
nhân lớp Nimitz
Tàu sân bay hạt nhân
lớp Nimitz hiện là tàu chiến lớn nhất hoạt động trên thế giới. Con tàu có khả
năng hoạt động liên tục 20 năm không cần tiếp nhiên liệu, tuổi thọ phục vụ của
nó mong đợi là 50 năm. Được đưa vào phục vụ năm 1975, dự kiến tàu sân bay lớp
Nimitz sẽ dần được thay thế bằng tàu sân bay lớn hơn thuộc lớp Gerald R. Ford
từ năm 2015.
Chiếc đầu tiên mang
tên USS Nimitz vướng vào một vụ việc gây nhiều tranh cãi khi xảy ra vụ tai nạn
chết người trên boong phóng máy bay. Một cuộc điều tra lớn đã được tiến hành và
cho thấy có một số nhân viên dương tính với cần sa. Điều này dẫn đến việc xét
nghiệm ma túy bắt buộc với tất cả nhân viên phục vụ trên tàu sân bay Mỹ.
Lớp Nimitz có lượng giãn
nước lên tới 100.000 tấn, dài 332,8m, tốc độ 30 hải lý/h, thủy thủ đoàn khoảng
5.000 người (gồm 3.200 thủy thủ và 2.480 thành viên phi hành đoàn), chở tối đa
85-90 máy bay.
4. Tàu sân bay Đô đốc
Kuznetsov
Tàu sân bay Đô đốc
Kuznetsov được đưa vào phục vụ trong Hải quân Liên Xô năm 1990. Lớp tàu này còn
có một chiếc nữa mang tên Varyag nhưng không bao giờ được hoàn thành do thiếu
kinh phí và sự sụp đổ của Liên Xô. Thay vào đó, sau này Ukraine đã bán
lại Varyag cho Trung Quốc và được nước này cải tạo thành tàu sân bay Liêu Ninh
(CV-16).
Hiện nay, Hải quân Nga
kế thừa vận hành tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, tàu có lượng giãn nước toàn tải
khoảng 67.500 tấn, dài 305m, tốc độ 29 hải lý/h, thủy thủ đoàn 2.356, tàu có
thể chở 52 máy bay. Đặc biệt, Kuznetsov được trang bị hệ thống vũ khí đồ sộ gồm
tên lửa chống tàu, tên lửa phòng không và vũ khí chống ngầm.
5. Tàu sân bay Liêu
Ninh
Tàu sân bay Liêu Ninh
vốn dĩ là tàu sân bay cũ Varyag của Liên Xô, năm 1998 nước này mua lại xác tàu
Varyag từ Ukraine với giá chỉ khoảng 20-30 triệu USD. Vào thời điểm đó, Varyag
đúng nghĩa là "con tàu chết" khi không có hệ thống động lực, hệ thống
điện tử.... Sau khi tới Trung Quốc con tàu được nước này tự cải tạo và đưa vào
phục vụ năm 2012 với tên gọi Liêu Ninh (CV-16).
Liêu Ninh có lượng
giãn nước toàn tải khoảng 67.500 tấn, dài hơn 300m, tốc độ tối đa 32 hải lý/h,
thủy thủ đoàn 2.626 người, chở được 30 máy bay tiêm kích và 24 trực thăng.
Trong ảnh là tiêm kích hạm J-15 cất cánh từ Liêu Ninh.
6. Tàu INS Vikramaditya
INS Vikramaditya của
Hải quân Ấn Độ vốn cũng là tàu sân bay cũ của Hải quân Liên Xô. Sau khi bị loại
biên chế năm 1996 vì chi phí hoạt động quá đắt đỏ, Nga đã bán cho Ấn Độ và sau
đó tiếp tục nhận hợp đồng hiện đại hóa con tàu cho Hải quân Ấn Độ.
INS Vikramaditya có
lượng giãn nước khoảng 45.400 tấn, dài 283m, tốc độ tối đa 32 hải lý/h, thủy
thủ đoàn 1.400 người và chở được 26 máy bay
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét