Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

NHỮNG BÉ SƠ SINH NẶNG KÝ



Bé sơ sinh nặng 7,2 kg

-o0o-

Một sản phụ người Trung Quốc vừa sinh bé trai nặng hơn 7 kg tại bệnh viện ở tỉnh Quảng Đông.

126124377-13922465606461n_1392254793.jpg

Theo Chinanews, bé trai nặng 7,12 kg được sinh hôm 7/2 tại bệnh viện Nhân dân thành phố Sán Vĩ, tỉnh Quảng Đông.
126124377-13922465593771n_1392254793.jpg

Sản phụ họ Li phải sinh đứa bé bằng phương pháp mổ. Đứa bé sau khi sinh được đưa vào lồng ấp.
126124377-13922465592221n_1392254793.jpg
Các bác sĩ tại bệnh viện gọi cậu bé này bằng biệt danh "bé mập".
126124377-13922465601421n_1392254793.jpg

Theo các bác sĩ, "bé mập" có cân nặng gần gấp đôi cân nặng trung bình của trẻ mới sinh ở Trung Quốc.
126124377-13922465604531n_1392254793.jpg
"Bé mập" có thể sẽ là bé sơ sinh nặng nhất ở Trung Quốc. Trước đó, kỷ lục này thuộc về bé Chun Chun, con của sản phụ Wang Yujuan, chào đời vào tháng 1/2012 với cân nặng 7 kg.
Nguyễn Tâm (Ảnh: Chinanews)
-o0o-

Những bé sơ sinh nặng nhất năm 2013

Nhiều bé sơ sinh chào đời với cân nặng gấp đôi bình thường trong năm qua và được chăm sóc y tế đặc biệt do dễ mắc các vấn đề về sức khỏe hay béo phì.

1. Bé George King, Anh, 7 kg
baby1-3646-1386045840.jpg
Bé George King chào đời hôm 11/2 tại bệnh viện Hoàng gia Gloucestershire, miền tây nước Anh, với cân nặng 7 kg.
Trong quá trình sinh, do phần vai quá rộng nên George bị mắc kẹt và ngừng thở trong 20 phút. Do chỉ còn có 10% cơ hội sống sót, bé nhanh chóng được đưa đến bộ phận chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh ở bệnh viện St Michael, Bristol và được trở về nhà sau 6 tuần. Lúc mới sinh, George dài 65 cm và chỉ mặc vừa quần áo dành cho trẻ 6 tháng tuổi. Ảnh: BBC
2. Bé Joel Brandon Jr., Mỹ, 6,3 kg
baby2-9909-1386045840.jpg
Bé Joel Brandon Jr., có nickname là J.J., cất tiếng khóc chào đời vào ngày 9/5 bằng phương pháp mổ tại bệnh viện khu vực Timpanogos ở Orem, bang Utah. Bé có cân nặng 6,35 kg và dài gần 56 cm khi sinh.
Do chào đời khi mới hơn 38 tuần tuổi nên bé J.J. gặp một số vấn đề về đường hô hấp. Cậu bé phải ở lại bệnh viện trong tuần đầu tiên và sau đó được chuyển tới khu vực chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Dù chưa được 6 tháng tuổi, J.J. mặc vừa cỡ bỉm mà mẹ Brandon thường mặc cho hai chị gái song sinh 2 tuổi của em. J.J. trở thành bé sơ sinh nặng nhất nước Mỹ năm 2013. Ảnh: Huffington Post
 3. Bé Maria Lorena, Tây Ban Nha, 6,2 kg
baby3-8425-1386045840.jpg
Đầu tháng 8, bé gái Maria Lorena chào đời bằng phương pháp đẻ thường tại bệnh viện Marina Salud ở Denia, Alicante, Tây Ban Nha.
Các bác sĩ ở bệnh viện miêu tả ca sinh nở của sản phụ Maxime Marin, 40 tuổi, hoàn toàn "không có gì phức tạp". Cả hai mẹ con trong tình trạng phục hồi sức khỏe tốt sau ca vượt cạn, mặc dù bé Maria Lorena được theo dõi trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Ảnh: AFP
 4. Bé Addyson Gale Cessna, Mỹ, 6,2 kg
baby6-1815-1386045840.jpg
Bé Addyson Gale Cessna cất tiếng khóc chào đời vào ngày 11/7 tại bệnh viện Armstrong County Memorial, bang Pennsylvania, Mỹ, với chiều dài gần 51 cm và nặng 6,2 kg.
Bố mẹ của em, chị Michelle và anh Cessna, nói rằng họ biết Addyson sẽ lớn hơn bình thường nhưng không ngờ lại nặng đến thế. Hai đứa con lớn của cặp vợ chồng lúc mới sinh cũng nặng hơn những đứa trẻ sơ sinh thường gặp. Ảnh: CBS News
5. Em bé Trung Quốc, 6,2 kg
baby5-8861-1386045840.jpg
Tuần trước, một phụ nữ 27 tuổi người Trung Quốc sinh thành công đứa con nặng 6,2 kg tại một bệnh viện ở thành phố Thượng Hải.
Bà mẹ này cho biết trong thời gian mang thai cô áp dụng chế độ ăn gồm trứng, sữa, hoa quả và hải sản, kết hợp với nghỉ ngơi thường xuyên. Xu Chang'en, trưởng khoa sản bệnh viện phụ sản thuộc đại học Fudan, cho biết với cân nặng 6,2 kg, đứa bé có nguy cơ mắc phải một số vấn đề về sức khỏe. Ảnh chụp màn hình: Youtube
6. Bé Jasleen, Đức, 6,1 kg
baby4-3887-1386045840.jpg
Bé gái Jasleen chào đời ngày 26/7 tại bệnh viện Đại học ở Leipzig, Đức và trở thành bé sơ sinh lớn nhất nước này với cân nặng 6,1 kg và dài 57 cm.
Bé được sinh theo phương pháp đẻ thường. Mẹ của Jasleen bị tiểu đường lúc mang thai nhưng không được phát hiện. Hiện tượng tiểu đường thai kỳ thường xảy ra từ tuần thứ 24 và có thể dẫn đến việc trẻ sinh ra lớn hơn so với bình thường. Jasleen được chăm sóc trong lồng ấp trong khi mẹ em khỏe mạnh sau ca sinh. Ảnh: AP
Hướng Dương  
---ooo0ooo---


Không có nhận xét nào: