Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

CÁC DÂN TỘC VN - 16. NGƯỜI HÀ NHÌ



CÁC DÂN TỘC VN – 16. NGƯỜI HÀ NHÌ
Sưu tầm
---o0o---
Tên tự gọi: Hà Nhì
Tên gọi khác: Hà Nhì Già, U Ní, Xá U Ní.
Nhóm địa phương: Hà Nhì, Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì đen
Dân số: 21.725 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói thuộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến.
Nguồn gốc lịch sử: Cư dân Hà Nhì sinh sống rất sớm ở miền núi Bắc Bộ. Nhưng phần lớn tổ tiên người Hà Nhì hiện nay là lớp cư dân di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm trở lại đây.
Địa bàn cư trú: Người Hà Nhì sống tập trung ở huyện Mường Tè, Lai Châu và huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjQPP5MbIE6TRR0IIxMZBpAB0pSt5OFykdabe3RqF6MKNngB70djZz_JDP0YAySd7yJi6KHUsGzdUO_tA_ZanvLXULt6_8DTumtWCeRUhyphenhypheny359weaTciWVGDgVxurZ22GUDOMgDN4xHOg/s1600/D%25C3%25A2n+t%25E1%25BB%2599c+H%25C3%25A0+Nh%25C3%25AC+003.jpg
Đặc điểm kinh tế: Người Hà Nhì chủ yếu trồng lúa trên nơi làm ruộng, có nơi làm nương rẫy. Họ giỏi việc khai khẩn tạo nên những thửa ruộng trên sườn núi dốc. Chăn nuôi là một nghề phát triển. Các nghề thủ công như đan lát, dệt vải cũng rất phổ biến. Nghề trồng bông, dệt vải đảm bảo nhu cầu vải mặc truyền thống.
Phong tục tập quán:
Ăn: Người Hà Nhì dùng cơm nếp và cơm tẻ.
: Ða số cư dân ở nhà đất, tường trình dày tới 30-40cm, thích hợp với khí hậu lạnh vùng núi cao. Tuỳ từng nơi, nhà có hàng hiên phía trước hoặc hàng hiên ở ngay trong nhà để tránh gió rét. Họ quen nấu cơm bằng chảo ở bếp lò xây trên nền đất.Gia đình nhỏ phụ quyền song người phụ nữ vẫn được trân trọng trong xã hội.
Phương tiện vận chuyển: Người Hà Nhì chủ yếu dùng gùi có dây đeo qua trán. Đi lại và vận chuyển bằng ngựa.
Hôn nhân: Trai gái được tìm hiểu nhau trước khi kết hôn. Mỗi cặp vợ chồng, phải trải qua hai lần cưới. Lần cưới thứ hai được tổ chức khi họ làm ăn khấm khá và thường là khi đã có con.
Tang ma:  Khi trong nhà có người chết, tấm liếp của buồng người chết phải dỡ bỏ (hay rút một vài nan), phá bàn thờ tổ tiên, làm giường đặt tử thi ở bếp, chọn ngày giờ tốt để chôn.  Vào mùa mưa, quan tài người chết được treo xuống huyệt nhưng không lấp, bên trên có nhà táng hoặc đặt trên giàn, sang mùa khô mới đem chôn.
Lễ hội: Người Hà Nhì ăn tết năm mới vào đầu tháng 10 âm lịch. Trong năm còn có Tết cơm mới, Tết mồng năm tháng năm, rằm tháng 7.
Tín ngưỡng: Người Hà Nhì thờ cúng tổ tiên, chỉ thờ cúng theo gia đình và do con trai cả, dòng trưởng đảm nhận
Trang phục: Nữ mặc áo dài cài cúc bên phải, đính bạc và đeo vòng bạc ở cổ, tay. Nam mặc quần chân què và áo có hai túi. Phong cách trang phục giống các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ. Điểm đáng chú ý nhất của trang phục người Hà Nhì là chiếc mũ đội đầu với loại dùng cho nam, nữ, trẻ em khác nhau.
Đời sống văn hóa: Đồng bào có kho tàng văn hóa dân gian phong phú. Dân ca ,dân vũ với nhiều loại nhạc cụ (đàn môi , khèn lá, sáo dọc, trống) được mọi lứa tuổi ưa thích.
---ooo0ooo---


Không có nhận xét nào: