ĐỘNG VẬT CÓ GAI
-o0o-
1. Thằn
lằn quỷ gai
Thằn lằn quỷ gai có chiều dài cơ thể lên tới 20cm, sống chủ yếu ở
Australia. Bao trùm toàn bộ cơ thể loài thằn lằn này là những chiếc gai xù xì,
sắc nhọn giúp chúng thoát khỏi kẻ thù.
Thằn lằn quỷ gai cũng
có thể tự ngụy trang bằng cách thay đổi màu sắc giống với môi trường xung
quanh. Đặc biệt hơn, chúng còn biết đánh lừa kẻ thù. Với một cái đầu giả đằng
sau cổ, thằn lằn gai sẽ vùi cái đầu thật xuống cát khi phát hiện kẻ thù lượn lờ
xung quanh.
2. Nhím biển (Sea Urchins)
Nhím biển có một cơ
thể hình cầu với đường kính trung bình khoảng 17cm. Màu sắc của chúng chủ yếu
là hồng nhạt, vàng hoặc xanh lá cây với những đường kẻ sọc dọc màu trắng, nâu
nhạt dọc theo cơ thể.
Gai tua tủa quanh loài
động vật này chính là công cụ phòng vệ của chúng để tránh khỏi hai kẻ thù lớn:
con người và những chú rái cá biển.
Mặc dù chẳng có mấy
thứ ăn được trên mình một con nhím biển, song loài người thích nhặt chúng làm
đồ trang trí. Tuổi thọ của nhím biển có thể lên đến 200 tuổi.
3. Cá sư tử (Lionfish)
Tên gọi của loài cá
sặc sỡ này được đặt dựa trên hình dáng chiếc vây cá giống rẻ quạt và chiếc vây
nhọn ở phần lưng như một cái bờm sư tử khổng lồ.
Khi bị đe dọa, cá sư
tử sẽ ngụy trang bằng cách thay đổi màu sắc trên cơ thể. Bên cạnh đó, những
chiếc gai chứa nọc độc của cá sư tử cũng là một công cụ đắc lực trong việc tự
vệ trước kẻ thù.
Khi bị tấn công, chất
độc sẽ nhanh chóng làm cho đối thủ bị mất sức. Cá sư tử được xem là một trong
những loài cá độc nhất trên thế giới.
4. Cá nóc nhím (Porcupine fish)
Cá nóc nhím được tìm
thấy nhiều ở những vùng biển ôn đới và nhiệt đới. Chúng “cất giữ” nọc độc trong
những chiếc gai phủ đầy cơ thể.
Cá nóc nhím có những
chiếc gai lớn chìa ra và chúng không bao giờ ngừng mọc. Do vậy, cá nóc nhím
thích sống quanh các rạn san hô để mài bớt gai.
Khi bị một loài cá lớn
hơn đe dọa, chúng sẽ phồng mình lên để những chiếc gai trên người dựng đứng
lên, chìa ra ngoài... Điều này sẽ làm cho kẻ thù e ngại trước khi quyết định
tấn công chúng.
5. Nhím mỏ chim (Australian echidna)
Cơ thể của nhím mỏ
chim có màu đen pha nâu, được phủ kín bởi những chiếc gai và sợi lông thô. Nhím
mỏ chim sở hữu một đôi tay khỏe cùng bộ móng vuốt có nhiệm vụ đào xới.
Chiếc mỏ dài nối liền
với mũi giúp nhím mỏ chim đánh hơi và “xử lý” con mồi nhanh chóng. Trong miệng
loài động vật này còn có một cái lưỡi nhầy dài và mỏng, nó sẽ giúp chúng “chén”
hàng trăm con kiến ngon lành mỗi khi thọc miệng vào tổ kiến.
6. Nhím Âu (European Hedgehog)
Cơ thể của nhím Âu dày
đặc những chiếc gai nhọn trông không khác gì một chiếc bàn chông. Khi gặp nguy
hiểm, loài nhím này sẽ cuộn tròn mình lại thành một quả bóng đầy gai để đâm vào
bất cứ kẻ thù nào muốn ăn thịt chúng.
Nhím là loài hoạt động
về đêm, chúng dành 3 - 4 tiếng đồng hồ để kiếm ăn và thời gian còn lại chúng
dùng để… ngủ. Chiều dài tối đa mà nhím Âu có thể đạt khoảng 23 - 27cm. Thức ăn
ưa thích của chúng thường là các loài côn trùng, bọ cánh cứng, sâu bọ. Vì
thế, chúng được xem như loài động vật kiểm soát dịch bệnh của các khu vườn tự
nhiên.
Nhưng vì nhím Âu cũng
có sở thích ăn trứng của loài chim lội nước làm tổ trên mặt đất như chim đỏ
chân, chim te te nên ở một số vùng, chúng bị coi như loài động vật gây
hại.
7. Nhện gai
Loài nhện này có bụng
màu trắng, da cam hoặc màu vàng với nhiều chấm đỏ. Những chiếc gai của nhện gai
tỏa ra từ chiếc bụng khá cứng. Đây cũng là cơ quan phòng vệ giúp nhện tránh
khỏi sự tấn công và ăn thịt.
Kích cỡ nhỏ bé là một
lợi thế giúp chúng nằm khuất khỏi tầm mắt của kẻ săn mồi. Đây được coi là loài
nhện có ích bởi thức ăn ưa thích của chúng là những côn trùng như ruồi và muỗi.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét