“TRẠI CHĂN NUÔI” … MUỖI
http://vn.news.yahoo.com
---o0o---
Đó là tên gọi hài hước của một phòng thí nghiệm thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Cho chân vào lồng, sau đó luồn máy ảnh vào trong để chụp ảnh muỗi đang “ăn máu”.
Muỗi vằn Aedes aegypti
Tại đây, các cán bộ của viện và cộng tác viên từ nhiều năm nay đã tình
nguyện cho muỗi “ăn máu” để phục vụ dự án thay thế loài muỗi vằn có tên Aedes
aegypti mang virút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết bằng cách lai tạo chúng với
những con muỗi đã mang vi khuẩn Wolbachia (loại vi khuẩn có khả năng làm ức chế
tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết của virút Dengue), tiến tới nhân rộng đàn muỗi
không có khả năng gây bệnh sốt xuất huyết.
Dự án được Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế tài trợ và do Viện Vệ sinh
dịch tễ trung ương chủ trì, triển khai tại đảo Trí Nguyên (TP Nha Trang, Khánh
Hòa).
Một trong những phần quan trọng của dự án có việc nuôi muỗi mang vi
khuẩn Wolbachia lấy trứng ở Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Vào thứ hai mỗi
tuần, những người phục vụ dự án phải đưa chân, tay vào các lồng vải cho hàng
trăm con muỗi đốt cùng lúc. “Trại chăn nuôi” này được bảo vệ nghiêm ngặt với
nhiều màn che, nhiệt độ 27 độ C, độ ẩm 70%...
Trứng muỗi được thu hồi và kiểm tra sau mỗi đợt “thu hoạch”.
CTV Bùi Đình Chuyền cho hai tay vào lồng để muỗi “ăn máu”, trong lúc ông
Simon Kutcher, cán bộ phụ trách dự án tại Việt Nam, bôi kem chống dị ứng sau
khi cho muỗi hút máu.
Kiểm tra xem muỗi đã no máu hay chưa.
Bôi kem chống dị ứng để chống mẩn ngứa sau khi bị hàng nghìn nốt muỗi
đốt. Trước đó, họ phải rửa vết muỗi đốt bằng xà phòng để trung hòa axit do muỗi
tiết ra.
Để ra vào “trại chăn nuôi” phải chui qua nhiều lớp màn chống muỗi bên
ngoài xâm nhập.
Các tình nguyện viên nữ dùng túi nilông trùm kín bàn chân, chỉ cho muỗi
“ăn” ở ống chân.
“Bữa ăn” của muỗi kéo dài 20 phút nên người nuôi muỗi thường giải trí
bằng điện thoại di động.
Lê Trần Lan Phương, cán bộ phòng tổ chức của viện, đã cho muỗi “ăn” từ
năm 2010.
Cẩm Thúy
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét