THẰN LẰN RỒNG BAY (2/2)
THẰN LẰN RỒNG BAY (2/2)
---o0o---
Khả năng lượn trên không cho phép
con đực của loài này có khả năng bảo vệ lãnh thổ cao. Lãnh thổ của chúng thường
là 2 đến 3 cây hoặc là nơi có từ 1 đến 3 con cái sinh sống.
Con cái thường đẻ trứng dưới mặt
đất. Chúng dùng đầu để đào một lỗ nhỏ và để khoảng 5 quả trứng vào bên trong
lỗ. Chúng lấp lỗ lại và bảo vệ trứng trong vòng 24 giờ. Sau đó 32 ngày, trứng
sẽ nở.

Có khoảng 40 loài thằn lằn rồng bay,
với những mảng màu cơ thể, cánh, và khả năng lượn khác nhau.

Chẳng hạn loài thằn lằn ngạnh đen
khá nhỏ, có một đôi cánh lớn. Loài này thường sống ở cây thấp, vì nó có thể
“bay” ngay khi vừa rời thân cây.

Trong khi loài thằn lằn ngạnh vàng
thì ngược lại. Thân hình to béo và đôi cánh nhỏ khiến nó buộc phải sống ở trên
cây cao.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét