Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

LÀNG MỘC DIỆC THÁI BÌNH



LÀNG MỘC DIỆC
---o0o---
Làng mộc Diệc tên cổ là Mỹ Giặc, tổng Quan Bế thuộc trấn Sơn Nam Hạ ngày trước (nay thuộc xã Tân Hòa, thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, cách trung tâm Hà Nội khoảng 90 km) là một làng nghề làm mộc nổi tiếng có từ gần 600 năm trước. Chuyên làm công tình kiến trúc cổ bằng gỗ, có nhiều mẫu hoa văn và dấu mực Đao , Tàu, Xối, Góc… lâu đời bậc nhất Việt Nam. Mộc Diệc từng được xây dựng một phần hoàng cung Camphuchia.
Nằm trong vùng đất cổ và quê hương một trong những quê hương của các vua nhà Trần , làng mộc Diệc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi sáng vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình.
"Mộc Diệc" cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Việt Nam, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa “Làm đình Cao đà, làm nhà mộc Diệc”. Trong nhiều gia đình, những dụng cụ dùng để làm nhà như thước vuông. thước mực… cưa tay, bào tay vẫn còn để thay thế những dụng cụ máy móc cơ khí
Làng Diệc vốn có tên Mỹ Giặc, do kỵ húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Diệc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng hơn 600 năm, khi xây dựng Thái lăng đường và tư dinh cho các công thần danh tướng nhà Trần khi họ về chí sĩ ở ẩn ,Nhà Trần đã tuyển thợ giỏi trên cả nước về tập trung xây dựng, các nghệ nhân được tập trung thành một vùng quần thể dân cư. Sau đó thấy đây là mảnh đất phì nhiêu màu mỡ nên nhiều nghệ nhân đã ở lại và từng bước xây dựng thành làng chuyên biệt làm mộc.
Năm 2009, làng Diệc có khoảng 300 thợ tay nghề cao, sản xuất nhiều loại đồ gỗ cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, trong đó có các loại đồ cao cấp như sập gụ, tủ chè v.v…
Hiện nay làng Diệc ngoài giữ nghề truyền thống làm công trình cổ, các nghệ nhân và thợ có nhiều sản phẩm đồ gỗ khác để phục vụ thị trường: tủ, giường, bàn, ghế, cửa, sập gụ, tủ chè… Theo ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các làng làm công trình gỗ cổ
---ooo0ooo---


Không có nhận xét nào: