Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

MỰC KHỔNG LỒ HUMBOLDT



MỰC KHỔNG LỒ HUMBOLDT
Tổng hợp theo Wikipedia và các báo
Mực Humboldt (Dosidicus gigas), còn được gọi là mực Jumbo, được tìm thấy ở dòng hải lưu lạnh Humboldt ở phía tây Thái Bình Dương.
Chúng thường xuất hiện ở độ sâu 200-700 m, từ quần đảo Tierra del Fuego gần Nam Mỹ tới bang California của Mỹ. Ngư dân Mexico gọi loài mực này là diablos rojos (quái vật màu đỏ). Chiều dài thân của chúng có thể đạt 2 m, còn trọng lượng trung bình là 45 kg.
Chi mực khổng lồ (Architeuthis), còn được gọi bằng nhiều cái tên không chính thức như mực ma có thể bao gồm tám loài, thường sống ở vùng nước sâu ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương từ bờ biển Mexico qua Quần đảo Hawaii (Mỹ) tới Quần đảo Ogasawara (Nhật Bản). Nó có tám xúc tu ngắn và hai xúc tu dài với kích cỡ tối đa là 13 m (con cái) và 10 m (con đực). Chi này lớn chỉ sau giống mực Mesonychoteuthis hamiltoni khi mà các mẫu vật của giống này được cho là chưa trưởng thành mà con người thu thập được đã dài 14 m. Con cái thường dài hơn con đực khoảng 2 m. Có tin người ta đã từng nhìn thấy những con mực dài đến 20 m, nhưng chưa có tài liệu khoa học nào ghi nhận về một sinh vật sống lớn như thế còn tồn tại.
Trong những câu chuyện truyền thuyết về biển cả, người ta nhắc đến những quái vật khổng lồ có xúc tua như loài mực cực kì hung dữ, thường hay tấn công các động vật khác kể cả ngư dân và tàu thuyền của họ.
Thiên địch của mực khổng lồ có thể là cá nhà táng (Physeter macrocephalus) do người ta đã phát hiện ra các bộ phận của mực khổng lồ trong dạ dày của loài cá voi này. Tuy nhiên, người ta cũng đã thấy thương tích có thể do xúc tu của mực khổng lồ trên da cá voi nhà táng.
Hồi tháng 2/2007, người ta đã phát hiện một con mực khổng lồ nặng 495 kg ở biển Nam cực trong trạng thái chết trong băng.
Con mực nặng gần nửa tấn ( ảnh Internet )
Đây là con mực lớn nhất và thi thể còn nguyên vẹn nhất được tìm thấy. Con mực có tất cả 25 xúc tu, trong đó có 19 xúc tu chuyên dùng để bắt mồi rồi đưa thức ăn vào miệng, số còn lại chủ yếu dùng trong di chuyển và định vị.
Điều đặc biết là con mực này có một cặp mắt khổng lồ mà khi còn sống có thể có đường kính lên tới 40 cm, một kỷ lục của thế giới động vật.
Giáo sư Eric Warrant đến từ Trường Đại học Lund ở Thuỵ Điển nói: Cặp mắt khổng lồ giúp con mực xác định được vị trí của con mồi trong điều kiện thiếu ánh sáng ở độ sâu 1.000m dưới đáy đại dương hoặc dưới mặt băng Nam cực.
---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào: