Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

TÁC DỤNG CỦA THIỀN VÀ STRESS (1/2)



Bạn Đỗ Danh Thoa (TP HCM) chuyển tiếp
TÁC DỤNG CỦA THIỀN VÀ STRESS (1/2)
Thiền định là kéo dài ra mỗi phút giây của hiện tại để hưởng được sự an nhiên tự tại giữa những phong ba bão táp của cuộc đời .
1) Sự tương quan giữa thân và tâm
Thế kỷ thứ 17, René Descartes, nhà toán học và triết học người Pháp, khẳng định thuyết nhị nguyên, tách rời thế giới tâm linh và thế giới vật chất, (thân - tâm cách biệt) theo ông, tâm = tư tưởng, và thân = cơ thể, là hai cái thực thể không làm cùng một chất liệu. Này nhé: nếu bạn cầm dao cắt vào da thịt, máu sẽ tuôn trào, nhưng nếu bạn đưa bộ óc lên bàn mổ, thì ý tưởng không chảy ra theo vết cắt … vì vậy những gì xảy ra trong tư tưởng hoàn toàn biệt lập với những gì xảy ra trong cơ thể, nói cách khác đó là hai phần tử riêng biệt, không ảnh hưởng gì đến nhau. Nếu như Descartes còn sống đến ngày nay thì hẳn là ông đã thấy mình thật sự sai lầm …Tư tưởng và cơ thể con người là 2 bộ phận liên quan mật thiết, những tình cảm yêu ghét, giận hờn không thể cân đo đong đếm đó có thể dẫn đến những căn bệnh rất thực tế như nghẽn tim, loét bao tử, hay ngược lại những căn bệnh hiểm nghèo mà bác sĩ tưởng chừng phải bó tay bỗng nhiên thuyên giảm một cách kỳ diệu sau những cuộc hành hương. Và nữa, sức mạnh của thiền định – Meditation – là một sự thật không thể chối cãi. Sự kiện những vị thiền sư Tây Tạng ngồi thiền trong tuyết lạnh và sử dụng Hỏa thân để làm nóng lớp chăn phủ trên người đã làm nao núng giới khoa học gia Tây phương. 
Có một sự giải thích khoa học nào không cho những sự kiện tưởng như thuộc về một thế giới huyền bí của tâm linh đó? Hay chúng ta đành dễ dãi bằng lòng với cách xếp hạng chúng vào mục …Khoa học huyền bí, và phải kêu gọi đến … lòng tin (faith) để mà …gật gù rằng: đó là chuyện huyền bí.
Trước khi vận dụng đến “khả năng tin tưởng“ của tâm linh, chúng ta hãy thử dùng con mắt khoa học để khảo sát về hiện tượng tương quan giữa Cơ thể (Body) và Ý tưởng (Mind) qua các chứng bệnh. (Trong phạm vi bài này chỉ xin bàn tới sự liên quan giữa
Stress, các căn bệnh gây ra bởi Stress và ứng dụng của Thiền – Meditation – trong đời sống hàng ngày).
2) Sự liên quan giữa Stress và Bệnh :
Tất cả chúng ta đều biết Stress gây ra rất nhiều bệnh. Cái danh mục của những căn bệnh thời đại đó càng ngày càng dài ra tưởng như không bao giờ hết. Cái Stress cao độ (intense) và kéo dài (prolonged) làm yếu đi khả năng đề kháng của cơ thể (immunity defense), làm mệt mỏi trái tim, làm hư hoại những tế bào của não bộ (memory’s brain cells), làm tăng mỡ đọng ở eo và mông (một trong những nguy cơ của nghẽn tim, co tim (infarctus) …, ung thư và tiểu đường. Stress cũng dự phần lớn vào những bệnh thoái hóa như thoái hóa khớp xương), những bệnh tâm thần – trầm cảm, và góp phần làm cho các tế bào mau già. Các cơ cấu giữa Stress và Disease chỉ mới được hiểu khá tường tận từ khoảng đầu thập niên này (vào khoảng năm 1990, những bài học về Stress còn nằm trong phần Tâm thần mà không phải là phần Diagnosis – bệnh lâm sàng)
3) Stress là gì?
Trước hết ta hãy thử lược sơ qua, để hiểu rõ hơn Stress là gì? Stress là một trong những khả năng sinh tồn của loài người. Nói khác đi, Stress là một phản ứng tự vệ của cơ thể trước các nguy cơ. Stress là một phản xạ tự nhiên giúp con người đối phó với những bất trắc từ bên ngoài tác động. Khi gặp nguy hiểm – đối đầu với con sư tử chẳng hạn – cơ thể con người cần phải nhanh chóng sẵn sàng để “đương đầu“ hay “chạy trốn“ (fight or flight reponse).
Khi não bộ đánh hơi được một sự nguy hiểm, một tín hiệu được báo ngay cho:
A/ Adrenal glands (nằm trên chóp thận) để tiết ra 2 loại hormones :
- Adrenaline (epinephrine) và
- Glucocorticoids & cortisol.
B/ Các tế bào thần kinh vùng Hypothalamus để tiết ra chất :
- Nor-epinephrine
Các loại hormones này là những chất hóa học cực mạnh, có tác dụng làm cho :
- Các giác quan nhạy bén hơn, các cơ bắp (muscle) săn chắc lên, giảm thiểu khả năng tiêu hoá (tác dụng của nor–epinephirine)
- Tim đập nhanh hơn, phổi hô hấp nhanh hơn, chuẩn bị đưa oxygen tới các tế bào (tác dụng của epinephrine)
- Độ đường tăng trong máu để cung cấp nhiệt lượng cần thiết (cortisol ).
Nói tóm lại cơ thể chúng ta đang ở trong tư thế sẵn sàng tác chiến hay …chạy trốn. Một khi Stress đã qua đi, (như trong ví dụ này, con sư tử đã đi …chỗ khác chơi) thì các hormones trở về trạng thái cũ.
Thế nhưng trong xã hội ngày nay, Stress biến đổi hình thức, nó không còn đơn thuần là một con sư tử, nanh dài móng nhọn, mà nó thiên biến vạn hóa ra hàng triệu tình huống khác: một ông chủ khó tánh, một ông chồng (hay bà vợ) ưa cằn nhằn, một cuộc tình sóng gió, 3 tiếng đồng hồ kẹt xe trên xa lộ, 50 cm tuyết sáng thứ hai v.v…Cái phản ứng “đánh“ hay “chạy“ (fight or flight) của cơ thể vẫn không thay đỗi nhưng cái Stress ngày nay đã khác với cái stress ngày xưa. Và không phải trong tình huống nào mình cũng có thể … Đánh hay Chạy được, mà phần nhiều là phải chịu trận !!!! Vì vậy cơ thể con người gần như luôn luôn đầy ắp những thứ hormones này. Chính sự hiện diện lâu dài, ngày này qua ngày khác, và ở nồng độ cao (high concentration) của các stress hormones mà tạo ra các nguy cơ tác hại cho cơ thể:
1. Tổn thương các mạch máu, đưa đến các bịnh về tim mạch (heart disease).
2. Giảm khả năng đề kháng của cơ thể (immunity systeme), đưa đến ung thư, bịnh nhiễm trùng (infectious disease)....
3. Mất calcium trong xương, gây ra osteoporosis ở phụ nữ lúc mãn kinh (menopausis).
4. Làm tăng mỡ đọng ở eo và mông - bệnh tin mạch (heart disease).
5. Tiểu đường, mất trí nhớ …
6. Cái danh mục của những tác hại vì Stress còn rất là dài, đó là chưa kể đến những căn bịnh thần kinh như trầm cảm, parkinson, disease, mất trí nhớ, tai biến mạch máu não, nội xuất huyết v.v... và v.v…


---ooo0ooo---



Không có nhận xét nào: