KIẾM ĂN BÊN MIỆNG TỬ
THẦN ! (1/2)
---o0o---
Khung
cảnh bên miệng núi lửa Kawah (Indonesia)
huyền ảo đầy màu sắc bởi nhiều loại khoáng sản kết tinh, các hồ acid và những
làn khói sương dày đặc.
Những
miệng núi lửa như thế này thu hút nhiều người dân địa phương đến khai thác
khoáng sản vì mục đích thương mại.
Núi lửa
Kawah hình thành từ khoảng 3.500 năm trước, và vẫn luôn trong tình trạng sẵn sàng
phun ra ở bất cứ lúc nào.
Đây cũng
là nơi có hồ acid lớn nhất trên thế giới với diện tích khoảng 1km vuông cùng
với rất nhiều khoáng sản kết tinh.
Nhiều
nhất trong số đó là lưu huỳnh. Chúng phun lên từ những khe nứt có nhiệt độ tới
200 độ C, sau đó nguội đi và kết tinh thành những vỉa màu vàng đẹp mắt.
Lưu huỳnh
được sử dụng trong việc sản xuất rất nhiều thứ, từ mỹ phẩm, phân bón cho tới cả
rượu vang.
Mỗi ngày
các thợ mỏ địa phương khai thác được chừng 14 tấn, trong khi người ta ước đoán
trữ lượng lưu huỳnh tại đây là rất lớn.
Đổi lại,
những con người này phải làm việc vất vả trong một môi trường cực kỳ nguy hiểm
và khắc nghiệt chỉ với những trang thiết bị thô sơ.
Họ được
trả tiền theo khối lượng lưu huỳnh khai thác được. Những khối khoáng chất mà
người đàn ông này đang gách ước chừng nặng khoảng 75-90kg.
Họ vận
chuyển khoáng sản theo cách hoàn toàn thủ công từ miệng núi lửa đi lên. Quãng
đường chừng 300m rất mấp mô và dốc từ 45-60 độ.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét