Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ (Kỳ 3)



Bạn HẬU NGUYỄN (Canada) thân chuyển
LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ - Kỳ 3 
Trường dạy Quốc Ngữ đầu tiên ở Việt Nam
Trường Trung học Adran (Collège d'Adran)  là trường dạy Quốc Ngữ đầu tiên ở Việt Nam được các linh mục mở ở Sài gòn từ năm 1861 - 1887.
Trường ADRAN Sài Gòn, đến năm 1954 được chia thành 2 Trường Trung Học : Trung học Võ Trường Toản và Trung học Trưng Vương.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjtXb04tPKZMEYhEL_ZuGsHsYTB0a0HMrXEcQaNHpG6niiEjzl_5S_Pm5gdDpPEpqzkru5PmtXs0hUBDgI853TTbCI4_GHe6RuGmgtKvvqFv4y2m741Sn9zr3C8GMxY0_I0FfGtxm1ZUd0a/s1600/hoctro1iw0.jpg
Hình một lớp học trong buổi thực nghiệm ngoài trời.
Chấm dứt thời kỳ của nền giáo dục chữ Hán, chữ Nôm: Lối học từ chương.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgfCEiVZHUrx5uXtfTnO0WURxsANiul7QikQ__i2uvrjLsA_5qXegq6GJv2-ktmdZD8_jgs8yb-3u5vd2wyx1S0YMR219G_Y1SM283g5FquZvliotGL4FeBlsBzX9zfKu2NgYdvH3qY5OL9/s1600/TrÆ°á»
                                                          ng+d'Adran+SÃ
                                                          i+Gòn.jpg
Một lớp học trong giờ Địa lý.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhQWeSFE0fsTP0dOcHoxiOOHCBuL9VxoSZfcqnFDRGwSeEXaw2dcRIBxrxai3azdJzffW7toHqIWGSOiRDO7mwkU94rA97SyZ3AHDPy244t-Xl_5gzhlQ30YjrQ9DkZMnwHqj01XCcGY1qo/s1600/hoc-tro.jpg
Hình Thầy đồ và các học sinh ngày xưa.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg-t7gRG2AF90CQUN6rYKqMy9TtErO_cp2j7ZFAV8u1apILVHfuC15mYgO6aV4QW6SEW40Fyws5Egg6Y0s6g88VnXSQ94wqGstW7pUttCLDkFJe9qmAwX1pxg_l7tpWf71aMYe51NuWXCDr/s1600/Quang+cảnh+trÆ°á»
                                                          ng+thi+Nam+Ä
                                                          ịnh+khoa+thi+năm+Nhâm+Tý+(1912).jpg
Quang cảnh trường thi Nam Định khoa thi năm Nhâm Tý (1912)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgOfEOqefd5Fz0o2vYAvhn-LahCorDoRk1D1uSRsE5rcU5hg7Lm74TSb0DeuleGIFoWjRSBHBYa3NiqfTOfDWSFCHwVoW38cgQDW5X8YCp7Bx8xhKJteWKWFvc7xBIrMbCHO6czogCRjVzT/s1600/1938_Vietnamese_Birth_Certificate_in_Nôm,+Hán,+Viet,+Phap.jpg
Giấy Khai Sinh năm 1938 còn sử dụng 4 ngôn ngữ (Hán, Nôm, Quốc ngữ và Pháp)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgLvbkf3vz4UqAcn6ewbx9Wr75pSLmFMXgp-9iMxUqHf24Lgtvlrhpqjs5ywIlwdIholJXlDJi6bmHaNYpiSFeAxDpABFNgNBDU81Cu-jRU4CESpRYrIiAJe-K0Qnb0MUTY_XthdxOy0uXz/s1600/giadinhbao.jpg
Gia Định Báo in chữ Quốc ngữ lần đầu tiên phát hành tại Sài Gòn, ngày 15/4/1865.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgNMZXQV_Bgx5TlmCyb67lw_ZbZRwb6ZR9T_Rn02e-ILV7OkpMJ-y3HN8H2T1_JT7O-DBAmV32hMCQlPCcYQ_edvnN_HMugedE9rD66RVmSkGWhmxM75CmhnHaPWxz97ytA4nSWHwIH8JYP/s1600/Chân+dung+Trương+Vĩnh+Ký.jpg
Trương Vĩnh Ký - Pétrus Ký (1837-1898)
Khi nói đến chữ Quốc ngữ, và Báo Chí Việt Nam thì cũng không thể quên công lao của Ông Trương Vĩnh Ký, ông là người đầu tiên sáng lập,khai sinh nền Báo Chí Quốc ngữ của Việt Nam, ông là Tổng biên tập tờ Gia Định Báo in chữ Quốc ngữ đầu tiên: Ông Pétrus - Trương Vĩnh Ký đã viết một bài khuyến khích việc học chữ Quốc ngữ, trong đó có đoạn như sau:
“…Thầy Ký dạy học có làm sách mẹo (văn phạm) dạy tiếng Lang Sa (Pháp), có làm ra chữ Quốc ngữ (sic) để người ta dễ học. Những người ký lục (thư ký) giỏi cùng siêng năng sẽ lo mà học chữ quốc ngữ vì có hai mươi bốn chữ và viết đặng muôn ngàn chuyện, chữ chi mắc rẻ (khó dễ) cũng viết đặng, không phải như chữ Tàu học già đời mà còn có chữ lạ viết không ra, ở đây có Phủ Tường (Tôn Thọ Tường) đã học đặng chữ Quốc ngữ, viết đặng, đọc đặng. Chữ ấy chẳng khó đâu, ra công học một đôi tháng thì thuộc hết…”
 Ông Trương Vĩnh Ký là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục, và chuyên khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Với tri thức uyên bác, am tường và nhiều cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên ông được: - Tấn phong Giáo sư Viện sĩ Pháp.- Được nêu tên trong Bách khoa Tự điển Larousse
- Đứng vào vị trí " Toàn Cầu Bác Học Thập Bát Quân Tử" tức là một trong 18 nhà bác học hàng đầu thế giới trong thế kỷ 19.- Đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới, ông viết và đọc thông thạo 27 ngoại ngữ, một nhà thông thái biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam...
Ông đã để lại cho kho tàng Văn học Việt Nam hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật...
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgScXnjtUicsBMXtYuYIcIjce9bbTVaPYCnlu6Kz8jbOQpk6VDdD-ORM4OGrI4KP_0U1Nc9VqOtWJNiBsmRdzcJo21vXmXjXnB9TLjFUuvb8Xwr0HYwXzZXkei5s1_LyJlmxEA93Il5B1hS/s1600/Petrus+Ký+(December+6,+1837+-+September+1,+1898).jpg
Tượng đài lịch sử, vinh danh ông Trương Vĩnh Ký cạnh Nhà Thờ Đức Bà trước 1975.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjigkry_wUMrVkRcV7_oAe08QGtabI3vy4uzhdTlP9U6Q3w9t_EiKwboiuAM84hGGmar2-2EUgzEiNeEnls_9180Rk-riS-xZDKmacJnv5bQffBka4FW_9m_OCx6JXf82nDJHkShcopksJH/s1600/truong+vinh+ky+.jpg
Tời gian gần đây, phần tượng còn lại của ông được đem ra triển lãm "mỹ thuật" trong Bảo Tàng Mỹ Thuật Tp HCM.
Các nhà khoa bảng, trí thức, cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, kết hợp với nhiều nhà trí thức cấp tiến thời đó, khởi xướng ra các phong trào Duy Tân, Đông Du nhằm vận động cải cách văn hóa, chính trị trên toàn quốc, kêu gọi bãi bỏ Nho (Hán) học, kêu gọi việc học Quốc ngữ để nâng cao dân trí, với lý do đơn giản: Quốc ngữ dễ học, dễ viết, dễ phổ cập hơn chữ Nho (Hán). Các ông đã vận động mở trường dạy quốc ngữ khắp nước, rầm rộ nhất là ở Quảng Nam (1905), Bình Thuận (Trường Dục Thanh, 1907) và Hà Nội (Đông Kinh Nghĩa Thục,1907). Trong một bài thơ khuyến khích việc học quốc ngữ của Đông Kinh Nghĩa Thục, có đoạn viết:
 “… Chữ quốc ngữ là hồn trong nước, Phải đem ra tỉnh trước dân ta, Sáchcác nước, sách Chi-na, Chữ nào nghĩa ấy, dịch ra cho tường…”
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiliww_39F-SgALm2FKNpycnjly5kwnlxR0jujQqjzmb4bnUxrA0M1S0zBUHH_qHjDuly6-UC5ViXIi31JNCFbLJEHeMkbXyBzJHKzrANDPDFIz-SzvFGvI6hKxhveU8PcUVyX2GSofQK0t/s1600/Các+sÄ©+phu+TrÆ°á»
                                                          ng+Ä
                                                          ông+Kinh+Nghĩa+Thục.jpg
Các sĩ phu của Trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Khi phong trào Duy Tân, và Đông Kinh Nghĩa Thục ngày càng lớn mạnh, khiến cầm quyền thuộc địa Pháp lo ngại tinh thần yêu nước và chống thực dân Pháp của đồng bào Việt Nam. Việt Nam Vong Quốc Sử của nhà ái quốc Phan Bội Châu xuất hiện lúc bấy giờ là một trong những tiếng chuông thức tỉnh tinh thần dân tộc. Làn sóng yêu nước nổi lên khắp nơi, làm thực dân Pháp phải lo sợ, nên đã ngưng trợ cấp và đóng cửa một số trường.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiW-5SevriIcQnJy7GTPa3CcrNNFCydzPJfc2n6Hk2NaTR2CP3DyD_89zJcG7Z2956fAHy0r2t2wexD-OjX-HNymqcAxKuiZYvDmDZg7nOoHz0NhawMAcIkQlWtt6vW_DMVytqufBTYyTgn/s1600/PHAN+BOI+CHAU.jpg
Bài mở đầu sách Việt Nam vong quốc sử, Phan Bội Châu.
(Không có gì đau bằng người mất nước, cũng không có gì đau bằng người bị mất nước mà bàn việc nước! Tôi muốn viết đoạn sử mất nước này, nhưng đã bao phen lệ cạn huyết khô, mà cơ hồ không viết nổi chữ nào...)
Chữ Quốc ngữ trong giai đoạn này vẫn ngày càng phổ biến, đã giúp dân chúng dễ dàng học, hiểu biết những sơ đẳng cần thiết trong đời sống, theo dõi sát các tin tức thời sự, các chuyển biến thời cuộc chính trị trong nước và thế giới qua sách báo, truyền đơn.Từ năm 1925 nhiều đảng phái chống Pháp được thành lập, truyền đơn, lời kêu gọi, sáng tác thơ văn yêu nước… đều viết bằng chữ Quốc ngữ.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh3rN6i1j3s9-QvcVRHACf_QwoRHMf-YfzGaEObyQlX7Rn5vWBG505JIooAjOSTfjCvbRSDHIWP96HnNLhbVKn89fc6o7lRtD7gd3PhMptozYL_M-jQYtNVFdAYyckE1YwLRvEHSRYhJhNR/s1600/tlvd.jpg
Nền văn học Việt Nam vào năm 1933 chuyển biến mạnh, xuất hiện một thể loại Văn mới, là Văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ do ông Nguyễn Tường Tam, bút hiệu Nhất Linh và nhóm văn sĩ thành lập lấy tên: Tự Lực Văn Đoàn, với 10 năm sáng tác và hoạt động báo chí, khai sinh nên dòng văn học lãng mạn Việt Nam. Nổi trôi trong những diễn biến lịch sử bất lợi, khó khăn của thời cuộc đất nước lúc bấy giờ, nhưng nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã cống hiến nhiều vào sự phát triển Văn Học của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Toàn bộ những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn vẫn được lưu truyền tự do và được đưa vào trong giáo trình giảng dạy Văn học tại các trường Trung học miền Nam sau 1954 mãi cho tới 1975.
---ooo HẾT ooo---


Không có nhận xét nào: