Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

KHẢ NĂNG TỰ VỆ CỦA CÁC SINH VẬT



Khả năng tự vệ quái đản của các loài sinh vật

---o0o---
Cuộc sống tự nhiên luôn có những cuộc tấn công và tranh giành. Danh sách này sẽ cho bạn thấy 5 loài động vật có cơ chế phòng thủ kì lạ nhất.
1. Hải sâm - bám vào hậu môn đối phương
Hải sâm hay dưa chuột biển có một cách phòng thủ không được... sạch sẽ cho lắm. Khi bị quấy rầy, hải sâm sẽ lộn ngược và bám vào hậu môn của kẻ tấn công, làm cho đối phương bị sao nhãng và không thể tấn công được nữa. 
Ngoài ra, chúng còn có thể biến đổi trạng thái cơ thể thành một chất nhầy nhớp nháp nhằm luồn lách trốn kẻ thù dễ dàng hơn.
2. Cá chuồn - xòe cánh bay
Cá chuồn sinh sống trong vùng nước sâu ở đại dương, đặc biệt là trong vùng nước ấm nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là vây ngực lớn bất thường được tiến hóa để có chức năng như một đôi cánh.
Khả năng tự vệ quái đản của các loài sinh vật 2
Cá chuồn có thể nhảy lên khỏi mặt nước và bay ở một khoảng cách khá dài (khoảng 50 – 200m). Để có thể bật lên khỏi mặt nước, cá chuồn bơi rất nhanh với vận tốc lên đến 60km/h.
Khả năng tự vệ quái đản của các loài sinh vật 3
Sau khi bật lên khỏi mặt nước, vây của cá chuồn sẽ xòe ra như cánh quạt giúp nó có thể bay, thoát khỏi kẻ thù.
3. Chim sả châu Âu - nôn chất lỏng bốc mùi
Tương tự như loài bọ khoai tây, chim sả cũng chọn cách ẩn mình trong chất thải để trốn tránh kẻ thù. Nhưng thay vì trốn trong phân, chim sả nôn ra một chất lỏng màu cam bốc mùi lên cơ thể của chính mình.
Khả năng tự vệ quái đản của các loài sinh vật 4
Đứng trước miếng mồi hôi hám như vậy, chẳng có kẻ thù nào thèm ngó ngàng tới chúng nữa. Ngoài ra trong tự nhiên còn có loài kền kền Thổ Nhĩ Kỳ cũng có cơ chế phòng vệ tương tự. 
4. Loài bạch tuộc Japetella - "tàng hình" nhờ thân hình trong suốt
Để trốn tránh kẻ săn mồi, khi gặp nguy hiểm, bạch tuộc này sẽ tiết ra một loại ánh sáng khiến chúng dường như trở nên trong suốt ngoại trừ mắt và ruột của nó. Đây là cách đơn giản nhất giúp chúng thoát khỏi đối thủ nhanh chóng và nhẹ nhàng.
5. Sa giông Pleurodeles Waltl - dùng xương sườn làm vũ khí
Dù có kích thước khá nhỏ, chỉ dài khoảng 30cm và nặng hơn 300g nhưng sa giông Pleurodeles Waltl, sống ở bán đảo Iberia (Bồ Đào Nha) lại có một cơ chế tự bảo vệ vô cùng hữu hiệu.
Khi bị tấn công, những chiếc xương sườn sắc nhọn sẽ di chuyển dọc theo đốt sống về phía trước và thọc những đầu nhọn xuyên qua lớp da.
Trên đỉnh của đầu nhọn này sẽ tiết ra chất độc làm đau đớn, tê liệt thậm chí gây ra cái chết cho kẻ thù. Sau đó, những chiếc xương sườn sẽ được thu vào trong trở lại mà không hề làm tổn thương đến chúng. Da của chúng cũng nhanh chóng tự chữa lành một cách dễ dàng.
---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào: