Giác quan thứ 6 của loài vật (1/2)
Kienthuc.net.vn
Không chỉ con người mà
cả loài vật cũng sở hữu giác quan thứ 6, cho phép chúng tận hưởng thế giới theo
cách mà chúng ta khó có thể tưởng tượng ra.
Nhện có một cơ
quan cảm nhận cơ học đặc biệt. Cơ quan này cho phép chúng cảm nhận được sức
căng cơ học trên xương. Cũng nhờ giác quan thứ 6 này mà loài nhện có thể đánh
giá được kích thước, cân nặng và thậm chí là dạng con mồi đã rơi vào bẫy của
chúng, sự khác biệt trong chuyển động của côn trùng và của gió.
Sứa hình lược có một
cơ quan cảm thụ cân bằng được “chuyên môn hóa”, cho phép chúng định hướng trong
những dòng chảy của đại dương. Do không có hệ thần kinh trung ương, chúng sử
dụng cơ quan này để phối hợp với sự chuyển động của lông mao để lấy thức
ăn vào cơ thể.
Rắn viper được nhận
diện bằng đôi hốc sâu nằm giữa lỗ mũi và mắt. Đây chính là cơ quan cảm nhận
nhiệt độ, cho phép rắn nhìn thấy con mồi trong bóng đêm bằng tia hồng ngoại.
Giác quan này nhạy cảm tới mức rắn có thể đánh giá chính xác khoảng cách và
kích thước con mồi, dù các cơ quan khác không có tác dụng.
Chim bồ câu là một
trong những loài có khả năng định dạng từ trường Trái đất tốt nhất trong số các
loài chim. Điều này có được là nhờ cơ quan cảm thụ từ trường, gồm những cấu
trúc cứng trên mỏ, được sắp xếp theo dạng không gian 3 chiều.
Cá heo thì lại có giác
quan thứ 6 về cảm nhận tiếng vọng. Do âm thanh truyền dưới nước tốt hơn trong
không khí nên cá heo có khả năng tạo ra một hình ảnh ba chiều của môi trường
xung quanh hoàn toàn dựa trên các sóng âm thanh, giống như một thiết bị sonar.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét