Bạn HẬU
NGUYỄN (Canada) thân chuyển
LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ - Kỳ 2
Quá trình
hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ được hoàn chỉnh có thể chia làm 3
giai đoạn sau:
(Trích đoạn trong sách Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ - Nghiên cứu của linh mục Ðỗ Quang Chính, do
nhà sách Ra Khơi xuất bản tại Sài gòn năm 1972).
Giai Ðoạn Sơ
Khởi (1620-1626):
Các nhà truyền giáo Âu Châu đã đến Hà Tiên và Thừa Thiên từ giữa thế kỷ
16. Nhưng mãi sang đến đầu thế kỷ 17 những hoạt động truyền giáo này mới được
ghi lại khá đầy đủ. Khởi đầu, các nhà truyền giáo đã đến Hội An để giúp đỡ các
giáo hữu người Nhật. Hội An (Hội Phố) thời ấy là một cảng buôn bán sầm uất, với
những phố riêng cho người Nhật và người Hoa.
Theo sách cũ, người Âu Châu đầu tiên thạo tiếng Việt là linh mục
Francisco de Pina, người Bồ Ðào Nha (Portugal). Năm 1620, với sự cộng tác
của người bản xứ, các tu sĩ Dòng Tên (Jésuite) tại Hội An đã soạn thảo một sách
giáo lý bằng chữ Nôm. Từ năm 1621 trở đi, các nhà truyền giáo đã bắt đầu chuyển
qua mẫu tự abc những địa danh, tên tộc, và từ-ngữ Việt trong những bản tường
trình cho giáo hội về hoạt động của họ.
Dựa vào những tài-liệu viết tay còn được lưu trữ, trong giai-đoạn sơ
khai của chữ Quốc Ngữ, các chữ thường được viết liền và không có đánh dấu. Thí dụ:
- Annam = An Nam
- Unsai = Ông Sãi
- Ungue = Ông Nghè
- Bafu = Bà Phủ
- doij = đói
- scin mocaij = xin
một cái
- Sayc Chiu = Sách chữ
- Tuijciam, Biet = Tôi
chẳng biết
Giai Ðoạn Hai (1631-1648)
Những tài-liệu viết
tay trong giai-đoạn này, đặc biệt là của linh mục d’Amaral, cho thấy chiều
hướng mới trong cách viết chữ Quốc Ngữ. Các chữ được viết cách ra và đã được bỏ
dấu. Nhiều chữ được viết như ta hằng thấy ngày nay. Thí dụ như:
· Nghệ An
· Bố Chính
Nhiều chữ nhìn tương
tự nhưng có lối đánh vần và bỏ dấu hơi khác
· Thính hoa: Thanh Hóa
· oũ bà phủ: Ông bà
Phủ
· hụyen: huyện
· sãy: sãi
Ngoài những bản tường
trình, giai đoạn này còn có ba tài-liệu quan-trọng khác. Một là biên-bản
hội-nghị năm 1645 của 35 linh mục Dòng Tên tại Macao để xác nhận mô thức rửa
tội bằng tiếng Việt Nam. Hai là cuốn tự-điển Việt-Bồ-La của linh mục
Gaspar d’Amaral (Diccionário anamita-português-latim). Ba là cuốn tự-điển
Bồ-Việt (Diccionário português-anamita) của linh mục Antonio Barbosa .
Ðến năm 1972, biên bản
cuộc hội nghị được lưu trữ tại Văn Khố Dòng Tên tại La Mã. Còn hai cuốn
tự-điển kia, lúc đầu được tàng trữ tại Văn Khố Dòng Tên tỉnh Nhật Bản tại
Macao, đã mất tích sau các cuộc di chuyển của văn khố này từ Macao qua Manila
(Phi Luật Tân), từ Manila qua Madrid (Tây Ban Nha). Sở dĩ chúng ta còn biết đến
hai cuốn tự-điển này là vì chính Ðắc Lộ, trong lời tựa của cuốn tự-điển mà ông
xuất-bản năm 1651, đã viết rõ là ông đã dùng hai cuốn tự-điển trên để soạn-thảo
cuốn tự-điển của mình.
Giai Ðoạn Ba (1649-1651):
Giai đoạn này được
đánh dấu bằng sự thống nhất cách viết chữ Quốc Ngữ và việc ấn hành hai cuốn
sách quốc ngữ đầu tiên của Ðắc Lộ.
Hai cuốn ấy là:
·
Dictionarivm annamiticvm,
lvsitanvm, et latinvm, ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide in lvcem
editvm. Ab Alexandro de Rhodes è Societate Iesv, ejusdemque Sacrae
Congregationis Missionario Apostolico, Roma, 1651, in-4°
·
Cathechismvs pro iis,
qui volunt suscipere Baptismvm, in Octo dies diuisus. Phép giảng tám ngày cho
kẻ muấn chiụ phép rứa tọi, ma /beào (8) đạo thánh đức Chúa blời. Ope Sacrae
Congregationis de Propaganda Fide in lucem editus. Ab Alexandro de Rhodes è
Societate Iesv, ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario Apostolico, Roma,
1651, in-4° . (Hết phần trích dẫn)
Toàn Quyền Đông Dương Martial Merlin (Bên phải hình)
Mãi cho đến ngày 18 tháng 9 năm 1924 (Giai đoạn Pháp thuộc),
toàn quyền Đông Dương Martial Merlin (1923-1925) đã ký quyết định chính thức
cho dạy chữ Quốc Ngữ ở ba năm đầu cấp tiểu học, được phổ biến rộng rãi toàn
quốc. Sự ra đời và truyền bá chữ Quốc ngữ mọi nơi, trong các trường học, đã
giúp cho người Việt Nam, dễ dàng học hỏi, nghiên cứu khi tiếp xúc với văn hoá
phương Tây qua sách báo, nâng cao nhận thức, dân trí phát triển cao hơn và
nhanh hơn so với các nước trong vùng.
Cũng nhờ từ đấy, người Việt, tiếng Việt đã thật sự hoàn toàn
thoát được ảnh hưởng chính sách Hán hóa của Trung Hoa đã đô hộ nước ta trong
suốt gần 1000 năm.
Học sinh trường Công giáo tỉnh Nam Định
Tinh thần sĩ phu (Nho
giáo) xưa, ít nhiều bị lệ thuộc chẳng những Nho giáo mà cả văn hóa Trung Hoa.
Việc bãi bỏ Nho học và thay đổi chữ viết từ chữ Nho (chữ Hán ) sang Quốc ngữ,
đã giúp Việt Nam
chấm dứt vĩnh viễn giai đoạn lệ thuộc chữ Hán và văn hóa Trung Hoa. Vì đắm
chìm lâu đời trong văn hóa Trung Hoa, nên có người lầm tưởng rằng văn hóa Trung
Hoa là văn hóa dân tộc, và những anh hùng, liệt nữ Trung Hoa là khuôn vàng
thước ngọc cho văn hóa Việt, lịch sử Việt. Các tác giả chữ Nho xưa thường dùng
điển tích về những vua quan, anh hùng, thần thánh, phong tục, tập quán của
Trung Hoa để làm mẫu mực cho người Việt.
Nhưng từ khi có chữ
Quốc ngữ, dân tộc Việt Nam thoát ra khỏi văn hóa Trung Hoa, nhiều người mới có
cơ hội tìm thấy lại cội nguồn, trở lại bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Từ đấy,
nền văn hóa dân tộc càng ngày càng được đề cao trong nền văn học Quốc ngữ,
trong Sử sách giáo khoa: Hai Bà Trưng, Triệu Nữ Vương, Ngô Quyền, Trần Hưng
Đạo, Trần Bình Trọng, Lê Lợi, Quang Trung mới là những anh hùng đích thực,
những tấm gương sáng trong lịch sử của người Việt Nam.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét