Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN (11-12)



HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN KỲ LẠ (11-12)
-o0o-
11. Cầu vồng “sinh đôi”

Hai cơn mưa rào xảy ra cùng một lúc. Khi đó, các hạt mưa sẽ có kích cỡ khác nhau và tạo ra các cầu vồng hơi biến dạng. Những cầu vồng này kết hợp sẽ làm thành cầu vồng sinh đôi.

Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của ánh sáng mặt trời khi tương tác với những hạt nước trong không khí. Khi ánh sáng vừa bị phản xạ, vừa bị khúc xạ qua hạt nước, nó sẽ tách thành các màu theo thứ tự: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Thường thấy nhất là cầu vồng đơn trong khi đó cầu vồng đôi gồm 2 cầu vồng đồng tâm riêng biệt và cầu vồng bậc 3, bậc 4 thì ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, hiếm gặp nhất là cầu vồng "sinh đôi" - cầu vồng chung gốc nhưng lại tách thành 2 cung vòng riêng biệt.
Cầu vồng được nghiên cứu từ 2.000 năm trước, nhưng hiện tượng quang học đặc biệt này vẫn chưa được khám phá một cách đầy đủ.
"Mọi người đều từng nhìn thấy cầu vồng, trong đó có cầu vồng sinh đôi. Tuy nhiên cho đến tận bây giờ, không ai biết tại sao nó xuất hiện", tiến sĩ Wojciech Jarosz, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Disney, Zurich, Thụy Sỹ nói.
Tiến sĩ Jarosz và cộng sự đã nghiên cứu các phiên bản cầu vồng ảo trên máy tính vốn được sử dụng trong hoạt hình, trò chơi điện tử và xem xét hình dạng hạt nước cũng như những tương tác phức tạp của chúng với ánh sáng.
"Những mô phỏng trước đây cho rằng hạt nước có hình cầu. Nhờ vậy người ta có thể lý giải được hiện tượng cầu vồng đơn và cầu vồng đôi nhưng không thể giải mã được bí ẩn về cầu vồng sinh đôi", Jarosz nói. Thực ra, khi rơi, hạt nước sẽ bị ép lại do lực cản của không khí và mang hình dáng của chiếc bánh hambuger.
Theo Jarosz, bí ẩn của cầu vồng "sinh đôi" nằm ở sự kết hợp của các giọt nước với kích cỡ khác nhau. "Đôi khi, hai cơn mưa rào xảy ra cùng một lúc", Jarosz giải thích, "Khi đó, các hạt mưa sẽ có kích cỡ khác nhau và tạo ra các cầu vồng hơi biến dạng. Những cầu vồng này kết hợp sẽ làm thành cầu vồng sinh đôi".
Nhóm nghiên cứu đã phát triển phần mềm đồ họa này để tái tạo và mô phỏng lại những hiện tượng cầu vồng sinh đôi. Lần đầu tiên, kết quả mô phỏng trùng khớp với hình ảnh thực tế ghi lại từ máy ảnh.
Các nhà khoa học đã khám phá ra bí ẩn về cầu vồng "sinh đôi" rất tình cờ. Ban đầu, mục đích của họ là mô phỏng cầu vồng cho phim hoạt hình một cách tốt hơn họ nghĩ rằng hiện tượng này đã được hiểu một cách khá cặn kẽ từ trước.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi lại phát hiện ra rằng khoa học và các phương pháp mô phỏng hiện nay vẫn chưa thể giải thích được một số hiện tượng. Bí ẩn đó đã kéo chúng tôi vào cuộc", Jarosz cho biết.
Giờ đây, giới nghiên cứu hy vọng rằng, phương pháp mô phỏng của họ có thể được sử dụng rộng rãi hơn, không chỉ cho lĩnh vực đồ họa máy tính. Phát hiện trên nhen nhóm hy vọng một ngày nào đó, mô phỏng chính xác về các hiện tượng trong các lĩnh vực như khí tượng học có thể giải mã được những bí ẩn kỳ thú của tự nhiên.
Kiến tthức
-o0o-
12. Kỳ quan băng tuyết
Thác Sông băng ở Svalbard, Na Uy
Svalbard, có nghĩa là "những chiếc áo khoác lạnh", là một quần đảo tại Bắc Cực. Svalbard có tổng diện tích là 62.050km vuông, trong đó gần 60% diện tích bị sông băng bao phủ. Sông băng khổng lồ Bråsvellbreen, nằm trên hòn đảo lớn thứ hai trong quần đảo, kéo dài 200km. Dải băng cao 15-20m của dòng sông băng này được tạo nên từ hàng trăm thác nước nhỏ, vốn chỉ được nhìn thấy trong những tháng ấm áp.

Sông băng Briksdal

Briksdalsbreen hay sông băng Briksdal là một trong những nhánh nổi tiếng nhất và được nhiều người tới thăm nhất của dòng sông băng Jostedalsbreen. Nó nằm ở Na Uy và là một phần của Công viên Quốc gia Jostedalsbreen. Điểm cuối của Briksdalsbreen là một hồ nhỏ, Briksdalsbrevatnet, nằm cao hơn 346m so với mực nước biển.
Với dụng cụ đầy đủ và các chuyên gia hướng dẫn, du khách có thể có một chuyến đi an toàn và thú vị tới khối băng có hàng ngàn năm tuổi này.
Sông băng Chân voi Bắc cực
Sông băng Chân voi Bắc cực được tìm thấy ở phía bắc Greenland. Vùng màu xám ở độ cao thấp trên sông băng tách biệt hoàn toàn với vùng tích tụ bề mặt màu trắng ở cao hơn. Dòng sông băng khác thường này nằm ở bờ biển phía đông bắc của Greenland, Đan Mạch.
    Sóng đóng băng, Antarctica
Nhà khoa học người Mỹ Toney Travouillion đã phát hiện ra những ngọn sóng đóng băng này tại Antarctica vào năm 2007.
Tảng băng trôi sọc ở Nam Đại dương
Hầu hết các tảng băng trôi đều có các sọc xanh da trời và xanh lá cây nhưng thỉnh thoảng cũng có sọc màu nâu. Hiện tượng này thường xảy ra tại Nam Đại dương. Các tảng băng trôi có sọc với nhiều màu khác nhau bao gồm vàng, nâu, đen và xanh da trời, khá phổ biến tại những vùng nước lạnh quanh Nam Cực. Các tảng băng trôi được hình thành khi những mảng băng lớn gãy khỏi núi băng và rơi xuống biển.
Tháp băng ở Đỉnh Erebus, Nam Cực
Hàng trăm tháp băng nằm trên đỉnh Erebus cao 3.800m giống như những sợi râu trên khuôn mặt của một gã khổng lồ. Hơi nước từ các núi lửa hoạt động liên tục đóng băng lại bên trên những tháp băng có thể cao tới 20m tạo ra một cảnh tượng vô cùng huyền ảo.
Rừng băng ở Chile và Argentina
Hiện tượng kỳ thú này thường còn có tên gọi khác là "Penitente" (sự sám hối) được hình thành trên những khu vực có độ cao lớn, đặc biệt là Dãy Andes, nằm ở độ cao 4.000m so với mực nước biển.
Sầm Hoa(Theo theworldgeography)
---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào: