Bạn Phan Lục (Chicago) chuyển tiếp
CÒN ĐÂY CHÚT LƯƠNG TÂM
CON NGƯỜI
---o0o---
Mấy hôm rày, xem TV,
nghe radio, đọc báo thấy toàn những tin "khủng khiếp", nào lụt lội
tại Colarodo (nhà cửa tan nát, bị nước cuốn trôi, cả ngàn người được di tản
bằng trực thăng Chinook); vụ thảm sát hàng loạt tại Cơ Xưởng Hải Quân (Navy
Shipyard) tại Washington, DC; vụ cháy rừng tại California, và mới đây nhất, vụ
bắn giết hàng loạt tại Chicago, vân vân. Nhưng trong những tin này (mà chúng ta
không muốn nghe) lại có những tin khác, làm "ấm lòng" chúng ta khi mà
giá trị con người được nâng cao qua 2 câu chuyện sau đây:
(chỉ tóm tắt, xin đọc
phía dưới)
Glen James
Câu chuyện thứ 1:
Một người vô gia cư,
Glen James, đã nhặt được 1 cái túi đeo lưng, trong đó có hơn $2,400 tiền mặt,
các chi phiếu du lịch trị giá đến 39,500 mỹ kim và 1 thông hành. Thay vì giấu
mọi người và dùng số tiền vừa nhặt được đó vì ông ta cũng đang túng thiếu,
nhưng KHÔNG, ông lại đem trao nguyên cái túi đó cho Sở Cảnh Sát Boston. Sau đó Sở Cảnh
Sát đã tìm được người đã đánh mất túi đeo lưng này (sau khi kiểm lại lý lịch).
Câu chuyện không dừng
lại nơi đây, 1 thanh niên trẻ tuổi, Ethan Whittington, 27 tuổi, đã phát động
trên mạng Facebook, lập 1 Quỹ Hỗ Trợ (gây quỹ) cho Glen, mục đích để tưởng
thưởng cho ông vô gia cư này, cho đến hôm nay, việc gây quỹ (nghe nói) đã lên
đến trên 100 ngàn mỹ kim rồi.
Ethan Whittington and
Glen James.
Vấn đề là làm sao ông
Glen này "quản lý" (chữ trong ngoặc kép) được số tiền trên trăm ngàn
này? Vì chính bản thân ông cũng không có 1 xu dính túi. Đừng lo, vì ông anh của
Ethan là nhà hoạch định tài chánh, thì việc trao tiền cho ông Glen cũng không
khó.
Cảm động nhất là xem
video thấy các em nhỏ đóng góp người $2, người $5, người $10. Mặc dù nhiều
người còn nghi ngại khi đóng góp trên mạng, nếu không, số tiền đóng góp sẽ tăng
gấp đôi.
JOEY PRUSAK
Câu chuyện thứ 2:
Joey Prusak
Tại tiệm bán kem Dairy
Queen tại Hopkins, MN, 1 bà vào mua hàng, đang đứng đợi, thì 1 ông khách hàng
khiếm thị cũng vào mua kem, vô tình đánh rơi tờ $20, bà kia nhặt được, thay vì
trả lại cho người khách hàng khiếm thị, thì bà lại cất vào ví, làm của riêng.
Người bán hàng (manager tiệm), anh Joey Prusak, 19 tuổi, thấy được sự việc từ
đầu chí cuối, sau đó nhỏ nhẹ nói với bà này nên trao trả $20 lại cho người
khiếm thị, nhưng bà này lại không chịu làm như vậy. Rốt cuộc, anh chàng này từ
chối không phục vụ cho bà khách hàng tham lam này (không bán kem cho bà ta).
Sau đó, Joey đã trao $20 từ tiền túi của mình cho ông khách hàng khiếm thị nói
trên.
Câu chuyện không dừng
lại nơi đây: 1 khách hàng khác, đã tung ra trên mạng sự việc này. Câu
chuyện đến tai ông Warren Buffett, xếp của hệ thống Dairy Queen này. Chính ông
Warren Buffett đã đích thân gọi điện thoại nói chuyện và khen ngợi nghĩa cử của
Joey Prusak và mời anh này sang năm đến dự Đại Hội Cổ Đông vào tháng 5 năm
2014. Nhiều người còn đề nghị việc làm cho anh, hỗ trợ tiền để anh này học đại
học, vân vân...
Warren Buffett
Cũng nên nhớ Joey đã
làm việc tại tiệm kem này từ lúc anh mới 14 tuổi, hiện đang theo học đại
học.
Qua 2 câu chuyện này,
chúng ta rút ra được các kết luận sơ khởi như sau:
(1) Giữa cái xã hội đầy bạo động và thượng
vàng hạ cám này, cũng có những người "ngay thẳng, thành thực, không tham
lam" (trường hợp Glen James)
(2) Thấy chuyện trái tai gai mắt thì can thiệp
ngay (Joey Prusak), từ chối không phục vụ (bà khách hàng thiếu lương tâm) và
sẵn sàng móc tiền túi để đền bồi tiền khách hàng khiếm thị bị đánh mất tiền.
(3) Một xã hội không
vô cảm, biết đáp ứng nhanh chóng trong việc đóng góp, người Mỹ rất từ
tâm/thương người/giúp đời, sẵn sàng đóng góp nếu có người gặp hoạn nạn, đáng
giúp đỡ.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét